Chuyên mục
Từ khóa
  Gửi câu hỏi
Trường hợp con đẻ của bệnh binh 2/3(MSLĐ 65%) đang chế độ tuất từ trần, nay con đẻ của bệnh binh đã đủ 18 tuổi không còn đi học và bị tâm thần phân liệt từ nhỏ suy giảm khả năng lao động và hiện đang hưởng chế độ chất độc hóa học đối với con đẻ mức trợ cấp 432.000đồng/tháng. Như vậy trường hợp này có được hưởng vừa chế độ tuất từ trần và chế độ chất độc hóa học không? (Phạm Thị Mận- Quảng Nam)

Hỏi bởi: Phạm Thị Mận lúc 05/11/2010 7:42:42 SA

Trả lời:  Theo câu hỏi đã nêu thì việc giải quyết chế độ trợ cấp tuất cho con đẻ của bệnh binh hạng 2/3 (tỷ lệ 65%)từ trần là đúng qui định hiện hành ( vì con đẻ của bênh binh đủ 18 tuổi không còn đi học nhưng bị tâm thần phân liệt từ nhỏ, suy giảm khả năng lao động 61% trở lên). Việc con đẻ của bệnh binh đang hưởng chế độ chất độc hóa học mức trợ cấp 432.000 đồng/tháng thì chưa rõ được giải quyết dựa trên cơ sở nào? nên Cục Người có công chưa có căn cứ trả lời./.
Xin cho biết điều kiện để hưởng chế độ ưu đăi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học?

Hỏi bởi: Người dân lúc 04/11/2010 1:16:55 CH

Trả lời:  Trả lời: Theo qui định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ và Thông tư số 08 /2009/TT-BLĐTBXH ngày 7 tháng 4 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xă hội th́ điều kiện để hưởng chế độ ưu đăi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm: -  Đă công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đă sử dụng chất độc hoá học. -  Bị mắc bệnh  một trong 17 dạng bệnh tật  được quy định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT. Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đă có con trước khi tham gia kháng chiến sau khi  về không sinh thêm con mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hoá học.
Tôi có thời gian đi bộ đội ở chiến trường Campuchia từ năm 1969 đến năm 1972, bị nhiễm chất độc hoá học nên hiện nay mắc nhiều bệnh, sức khoẻ rất yếu. Vậy tôi có được xem xét xác nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học không?

Hỏi bởi: Người dân lúc 04/11/2010 1:14:08 CH

Trả lời:  Trả lời: Theo qui định tại Điều 26 của Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Điều 22 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học; do hậu quả chất độc hoá học mà bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh. Từ 1969 đến 1972 ông có thời gian hoạt động kháng chiến ở chiến trường bị ảnh hưởng chất độc hóa học. Chiến trường Căm-pu-chia được coi là vùng bị ảnh hưởng chất độc hoá học.  Bộ Lao động – Thương binh và Xó hội đó ban hành Thụng tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xó hội trờn cơ sở Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT. Theo đó, người hoạt động kháng chiến có đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ mà bị mắc bệnh, tật theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT (không sinh con dị dạng, dị tật) cũng được xem xét, giải quyết chế độ ưu đói người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Hiện tại gia đình liệt sỹ hưởng tiền tuất 1.0 lương tối thiểu là quá thấp so với giá cả, đề nghị xem xét để nâng hệ số lên cho phù hợp với thực tế cuộc sống.

Hỏi bởi: Người dân lúc 15/10/2010 10:06:45 SA

Trả lời:  Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước và tương quan với mặt bằng chính sách xã hội nói chung trong từng thời kỳ, phù hợp với công lao cống hiến của đối tượng. Theo Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đã được Quốc hội thông qua, hàng năm trợ cấp ưu đãi người có công nói chung và trợ cấp tuất liệt sỹ nói riêng đều được điều chỉnh theo bước đi của Đề án cải cách trợ cấp ưu đãi người có công, cụ thể là theo Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ thì: - Mức trợ cấp tuất cơ bản đối với thân nhân liệt sỹ là 685.000đồng. (Mức lương tối thiểu là 650.000đồng). - Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ là 1.225.000 đồng. Mức trợ cấp nói trên đã cao hơn so với mức tiền lương tối thiểu chung (khoảng 5,4% đến 88,5%), mức này phù hợp với mặt bằng chính sách chung của người có công và mặt bằng chính sách xã hội khác. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các cơ quan trình Chính phủ Nghị định điều chỉnh trợ cấp người có công. Theo dự kiến từ 1/5/2010, mức tuất liệt sĩ điều chỉnh tăng 12,3%. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đề nghị qui định cho tất cả những người tham gia kháng chiến chống Mỹ, cả thoát ly và cơ sở mật bên trong trước ngày 30/4/1975 đều được hưởng trợ cấp một lần.

Hỏi bởi: người dân lúc 14/10/2010 10:24:25 SA

Trả lời:  Theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2006/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến đều được hưởng trợ cấp một lần, không phân biệt là thoát lu hay cơ sở mật. (trích dẫn cv số 1062/LĐTBXH-VP ngày 2/4/2008)
Đề nghị xem xét điều chỉnh mức kinh phí xây dựng Nhà tình nghĩa lên cao hơn (từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng/căn) vì mức hiện nay từ 20 triệu đồng đến 22 triệu đồng/căn là quá thấp với thời giá hiện nay

Hỏi bởi: người dân lúc 14/10/2010 10:10:08 SA

Trả lời:  Kinh phí đầu tư xây dựng Nhà tình nghĩa là do nhân dân, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội tự nguyện đóng góp, Nhà nước không qui định mức cụ thể. Do vậy, tùy theo khả năng huy động được mà địa phương quyết định mức kinh phí phù hợp để xây dựng Nhà tình nghĩa.(trích dẫn cv số 1062/LĐTBXH-VP ngày 02/4/2008)
Đề nghị các cấp, các ngành ở Trung ương và của tỉnh xem xét hồ sơ và sớm công nhận đơn vị dân công hoả tuyến C1D72 được hưởng chính sách như thanh niên xung phong

Hỏi bởi: Người dân lúc 14/10/2010 9:57:07 SA

Trả lời:  Theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ thì Dân quân du kích, Dân công hỏa tuyến, Thanh niên xung phong hay Bộ đội, Công an…đã tham gia kháng chiến, nếu có đủ điều kiện theo quy định thì đều được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là Người có công với cách mạng và được hưởng chế độ ưu đãi tương ứng theo quy định. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đề nghị giải quyết tiền thắp hương chi mỗi gia đình liệt sĩ tính theo số lượng liệt sỹ của gia đình.

Hỏi bởi: người dân lúc 14/10/2010 9:54:44 SA

Trả lời:  Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2006/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không còn qui định chế độ thờ cúng liệt sĩ nữa. (trích dẫn cv số 1062/LĐTBXH-VP ngày 02/4/2008)
Đề nghị bổ sung đối tượng bị ảnh hưởng chất độc màu da cam thuộc thế hệ thứ 3 được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Pháp lệnh đối với người có công

Hỏi bởi: Người dân lúc 14/10/2010 9:44:07 SA

Trả lời:  Đối với thế hệ thứ 3 của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị dị dạng, dị tật có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả tỷ lệ sinh con bị dị dạng, dị tật tự nhiên. Trong khi đó, điều kiện khoa học kỹ thuật ở Việt Nam hiện chưa cho phép kết luận nguyên nhân dị dạng, dị tật. Vì vậy, Pháp lệnh ưu đãi người có công quy định chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị dị dạng, dị tật bẩm sinh (đến thế hệ thứ 2). Nếu đặt vấn đề chính sách đến thế hệ thứ 3 thì mất cân bằng đối với các đối tượng chính sách khác. (trích dẫn cv số 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Xin cho hỏi, tôi đi bộ đội 7 năm từ năm 1983 ở Tây Nguyên, đến năm 1990 tôi sinh cháu gái và cháu bị dị tật. Vậy con tôi có được hưởng chế độ gỡ khụng?

Hỏi bởi: Người dân lúc 13/10/2010 10:36:29 SA

Trả lời:  Trả lời: Pháp luật ưu đối người có công với cách mạng hiện hành chưa quy định chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đối với người đó công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu sau ngày 30/4/1975 tại vùng Mỹ rải chất độc hoá học. Do vậy, chưa có cơ sở xem xét, giải quyết đối với trường hợp của ông.
Hiện nay còn nhiều trường hợp các đồng chí hy sinh ở khắp chiến trường cả nước chưa được quy tập về nghĩa trang địa phương do kinh phí hạn hẹp. Đề nghị Nhà nước chỉ đạo rà soát thống kê lại, nơi địa phương nào còn trường hợp này thì có sự hỗ trợ kinh phí quy tập về địa phương

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 1:16:11 CH

Trả lời:  Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ. Chính phủ đã qui định: - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo việc tìm kiếm, phát hiện, qui tập hài cốt liệt sĩ ở vùng hải đảo, biên giới, miền núi; hài cốt liệt sĩ là quân tình nguyện Việt Nam. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cấp, các ngành tìm kiếm, phát hiện, qui tập hài cốt liệt sĩ trên địa bàn; đồng thời phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm tìm kiếm, phát hiện, qui tập hài cốt liệt sĩ. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/5/2009 hướng dẫn kinh phí chi khảo sát, tìm kiếm, qui tập, xây vở mộ, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ. Khi phát hiện hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập, các cơ quan có thẩm quyền có thể đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ nơi phát hiện hài cốt hoặc đưa về quê quán của liệt sĩ đều được cấp kinh phí để qui tập, cất bốc và an táng theo quy định tại Thông tư 14 nói trên. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đề nghị Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế cho những người có công với cách mạng nhưng không thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ hoặc đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần hiện đã lớn tuổi cuộc sống khó khăn

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 1:14:29 CH

Trả lời:  Theo quy định tại khoản 9, điều 12 và khoản 4, điều 15 Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH ngày 14/11/2008 của Quốc hội thì người có công với cách mạng theo qui định của Pháp lệnh ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 (kể cả các đối tượng đã hưởng chế độ trợ cấp một lần- không phân biệt tuổi nhiều hay ít) thuộc đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế; kinh phí đóng bảo hiểm do nhà nước cấp. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Quy định vợ liệt sĩ tái giá được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng phải thoả mãn điều kiện: phải có con với liệt sĩ và nuôi dưỡng đến trưởng thành hoặc phải trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ chồng. Cử tri cho rằng hai điều kiện này quá khắt khe, khó thực hiện, thiệt thòi cho gia đình chính sách. Có rất nhiều vợ liệt sĩ không có con với liệt sĩ do điều kiện khách quan như: chồng đi công tác xa, khi chưa có con thì chồng đã hy sinh,…trường hợp cha mẹ chồng của những người này mất sớm, không có điều kiện nuôi đưỡng cha mẹ chồng nhưng họ vẫn lo lắng, đối xử tốt với gia đình chồng và thờ cúng liệt sĩ. Cử tri đề nghị nên có quy định thông thoáng hơn để những trường hợp vợ liệt sĩ tuy đã tái giá nhưng vẫn còn quan tâm chăm sóc người thân bên chồng, thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp hàng tháng

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 1:13:12 CH

Trả lời:  Tại Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ đã quy định: “Trường hợp vợ hoặc chồng liệt sĩ đã lấy chồng hoặc lấy vợ khác nhưng đã nuôi con liệt sĩ đến tuổi trưởng thành hoặc chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng”. Theo đó đối với những trường hợp không có con với liệt sĩ nhưng đã chăm sóc bố mẹ liệt sĩ khi còn sống cho đến khi mất và được Uỷ ban nhân dân xã công nhận thì thuộc diện được xem xét hưởng chế độ tuất vợ liệt sĩ tái giá. Những trường hợp không có con với liệt sĩ và không có điều kiện để chăm sóc bố mẹ liệt sĩ thì không thuộc quy định trên. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Việc nâng lương cho cán bộ hưu trí năm 2009 lên 5% nhưng trợ cấp thương binh không được tăng tương ứng là không thỏa đáng. Đề nghị xem xét lại quy định này

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 1:10:35 CH

Trả lời:  Thực hiện Đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi Người có công đã được Trung ương phê duyệt. Hàng năm, Chính phủ thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công hàng năm theo lộ trình đề ra, đảm bảo tương đối đồng bộ giữa người nghỉ hưu hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, người có công và các đối tượng khác. Ví dụ như: Năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 101/2008/NĐ-CP ngày 12/9/2008 và Nghị định số 105/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008. Theo hai quy định nói trên, cán bộ hưu trí được tăng lương 15%, trợ cấp thương binh tăng 38%. Cùng thực hiện kể từ ngày 01/10/2008. Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2009/NĐ-CP ngày 6/4/2009 và Nghị định số 38/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009. Theo quy định nói trên, cán bộ hưu trí tăng 5%, trợ cấp thương binh tăng 5,47%. Cùng thực hiện từ ngày 1/5/2009. Như vậy, qua hai lần điều chỉnh nói trên, lương cán bộ hưu trí tăng 20%, còn trợ cấp thương binh tăng 43,47%. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Huân chương Giải phóng là ghi nhận sự cống hiến xương máu trong những năm chiến tranh. Đề nghị xem xét giải quyết chế độ cho người được thưởng Huân chương giải phóng như đối tượng được hưởng Huân chương Kháng chiến

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 1:08:04 CH

Trả lời:  Trong quá trình tổng kết thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ, Nhà nước đã căn cứ vào thành tích và thời gian tham gia kháng chiến của mỗi người để xét tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương Kháng chiến hoặc Huân chương, Huy chương chiến thắng. Theo qui định tại Điều 30 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến hoặc Huân chương, Huy chương Chiến thắng được hưởng chế độ trợ cấp và các chế độ ưu đãi khác. Theo quy định nói trên, việc giải quyết chế độ trợ cấp đối với người tham gia kháng chiến đã được tặng thưởng Huân chương, Huy chương Kháng chiến hoặc Huân chương, Huy chương Chiến thắng phải căn cứ vào thời gian thực tế tham gia hoạt động kháng chiến của người được tặng thưởng để thực hiện trợ cấp một lần. Do vậy, thời gian tham gia kháng chiến của người được tặng thưởng Huân chương chiến sĩ Giải phóng đã được tính trong tổng thời gian thực tế tham gia kháng chiến. Vì vậy, nếu giải quyết thêm chế độ trợ cấp đối với thời gian tham gia kháng chiến của người được tặng thưởng Huân chương, Huy chương chiến sĩ Giải phóng thì sẽ trùng chế độ do tính trùng thời gian. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Trang 13 trong 17Đầu tiên    Trước   8  9  10  11  12  [13]  14  15  16  17  Tiếp   Cuối    

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)