Chuyên mục
Từ khóa
  Gửi câu hỏi
Đề nghị cho tiếp tục giải quyết những hồ sơ tồn đọng của các đối tượng là chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày do nhiều lý do chưa làm kịp các đợt trước, phần lớn là những người ở vùng sâu, vùng xa, miền núi; các đối tượng chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tuy đã được giải quyết hưởng chế độ một lần theo Nghị định 28/CP nhưng thực tế có nhiều đối tượng bị địch bắt tù đày trong nhiều năm, nay đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Đề nghị cho họ được hưởng thường xuyên như các đối tượng khác.

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:22:22 SA

Trả lời:  Ngày 29/4/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP theo đó quy định người bị địch bắt tù, đày có thương tích thực thể được xem xét giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; đồng thời bổ sung chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian bị địch bắt tù, đày đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày không xác định được thương tích thực thể. Quy định trên là phù hợp với mặt bằng chính sách ưu đãi nên được tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ. Thực hiện quy định của Nghị định 28/CP, đại đa số người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày không xác định được thương tích thực thể đã hưởng trợ cấp một lần theo thời gian bị địch bắt tù, đày; đồng thời vẫn được hưởng các chế độ ưu đãi khác như chế độ trợ cấp một theo thâm niên tham gia kháng chiến, chế độ bảo hiểm y tế, chế độ diều dưỡng hàng năm, chế độ mai táng phí khi từ trần. Vì vậy, nếu nay lại xét hưởng trợ cấp thường xuyên thì sẽ trùng chế độ và gây bất hợp lý với các đối tượng khác. Đối với đề nghị tiếp tục giải quyết những hồ sơ tồn đọng của các đối tượng là chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù, đày do nhiều lý do chưa làm kịp các đợt trước, phần lớn là những người ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, nếu đủ điều kiện theo quy định thì tiếp tục được xem xét, giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị định 54 nói trên. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đề nghị thành lập các cơ sở nuôi dưỡng tập trung cho các trường hợp bị nhiễm chất độc da cam không có thân nhân chăm sóc hoặc thân nhân đã qua đời

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:19:30 SA

Trả lời:  Ngày 13/4/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng. Nếu người bị nhiễm chất độc hóa học mà không còn có khả năng lao động, không có khả năng tự phục vụ, tự lo được cuộc sống thì thuộc diện xem xét tiếp nhận vào các Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc Nhà xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP sẽ tạo điều kiện để các đối tượng hòa nhập với các đối tượng bảo trợ xã hội khác đồng thời cũng phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội hiện nay, nên không cần thành lập các cơ sở nuôi dưỡng riêng cho các đối tượng bị nhiễm chất độc hóa học như cử tri kiến nghị. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đề nghị qui định về bổ sung tên liệt sĩ và chế độ đối với thân nhân đi thăm mộ liệt sĩ trong trường hợp liệt sĩ chưa biết tên nhưng được xác định nhờ các nhà ngoại cảm

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:15:41 SA

Trả lời:  Về vấn đề tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm hiện nay chưa đủ cơ sở khoa học và căn cứ pháp lý để khẳng định. Do vậy, Nhà nước chưa qui định hỗ trợ kinh phí đối với thân nhân đi thăm viếng mộ cũng như di chuyển hài cốt liệt sĩ đối với những trường hợp tìm mộ liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm. Để tiến tới xác định tên và mộ liệt sĩ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, ngành nghiên xây dựng đề án xác nhận hài cốt liệt sĩ thông qua phương pháp tổng hợp: giám định gen, xác định qua di vật của liệt sĩ, qua sơ đồ bố trí mộ chí (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Theo qui định của Nghị định số 69/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng thì đối tượng thụ hưởng bao gồm: người được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương, Bằng có công với nước hoặc Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến. Đối với đối tượng là người có công với cách mạng nhưng chỉ được tặng Bằng khen, đã có công góp sức vào cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc của Chính phủ lại không thụ hưởng chế độ này. Kiến nghị Chính phủ quan tâm xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi cho người được tặng Bằng khen (như đã nêu) nhằm thể hiện sự chăm lo của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:13:05 SA

Trả lời:  Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng 8/1945; Người được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến; Người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huy chương Kháng chiến. Chính sách, chế độ ưu đãi người có công được xác định phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, công lao đóng góp của cá nhân và mặt bằng chung của chính sách xã hội. Vì vậy qui định hiện hành chưa xem xét các nhận là người có công đối với những trường hợp được Nhà nước khen tặng ở mức Bằng khen.(trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đối với những bà mẹ liệt sỹ đã truy tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng trước đây, đề nghị nhà nước nên có chế độ hỗ trợ tiền tu bổ, sửa chữa mồ mả

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:08:19 SA

Trả lời:  Điều 2, Nghị định số 176/CP ngày 20/10/1976 của Chính phủ qui định: Những bà mẹ được truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” thì Bằng, Huy chương “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và khoản tiền một lần 3 triệu đồng được trao cho thân nhân đang đảm nhiệm việc thờ cúng bà mẹ đó. Việc sử dụng khoản tiền nói trên vào việc tu sửa mồ mả hoặc giải quyết các công việc khác do gia đình quyết định. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Hỏi chế độ thờ cúng liệt sĩ khi người có công nuôi dưỡng liệt sĩ đã chết mà anh, chị em hoặc người trong họ tộc tiếp tục thờ cúng liệt sĩ hiện nay đang được thực hiện như thế nào?

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:07:08 SA

Trả lời:  Theo qui định trước đây tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ: Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân chủ yếu thì một trong những người thân khác của liệt sĩ đang đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp một lần mức 600.000đồng chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ được tính theo từng liệt sĩ. Tuy nhiên, nhiều cử tri kiến nghị không nên duy trì mức trợ cấp thờ cúng này vì nhiều lý do như: nhiều dân tộc, tôn giáo không thờ cúng; mức trợ cấp một lần 600.000đồng không có ý nghĩa nhiều nhưng một số gia đình ở địa phương cũng xảy ra tranh chấp trong việc thờ cúng… Để tạo điều kiện hồ trợ về mặt vật chất cho những người trong họ tộc được giao giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” và đảm nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ, được sự đồng thuận của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tham mưu trình Chính phủ báo cáo Quốc hội ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 qui định khi báo tử nếu liệt sĩ không còn thân nhân là vợ (hoặc chồng), con, cha mẹ đẻ hoặc người có công nuôi liệt sĩ thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần bằng 20 lần mức chuẩn (hiện nay là 13.700.000đồng). (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đề nghị bổ sung thêm kinh phí cho các tỉnh để sớm hoàn thiện xây dựng cho mỗi xã 1 nhà bia tưởng niệm các liệt sĩ để nhân dân thắp hương, tưởng niệm, thăm viếng trong các ngày lễ, tết nhằm giáo dục truyền thống thế hệ trẻ.

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:04:54 SA

Trả lời:  Nghị định 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ đã qui định: Bia ghi tên liệt sĩ thể hiện sự tôn vinh đối với liệt sĩ, được xây dựng tại các xã, phường, thị trấn, quận huyện không có nghĩa trang liệt sĩ. Nghị định cũng qui định việc hỗ trợ xây dựng bia ghi tên liệt sĩ ở các xã biên giới, hải đảo, căn cứ địa cách mạng. Căn cứ vào nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương và cân đối của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho các công trình. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Có thể hạ tiêu chuẩn tính tỷ lệ thương tật cho bệnh binh xuống 15% thay vì 21% như hiện nay hay không?

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:03:43 SA

Trả lời:  Theo Điều 13 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì: Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh”; Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994. Theo quy định, hiện nay không có bệnh binh suy giảm khả năng lao động 21% như câu hỏi đưa ra. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Người trực tiếp tham gia kháng chiến có được hưởng chế độ hàng tháng như người có công nuôi chứa?

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 11:01:34 SA

Trả lời:  Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng được xác định phù hợp với thời gian và công lao đóng góp của từng người và căn cứ vào mặt bằng chính sách chung, điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Điều 21, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 29/8/1994 đã qui định người hoạt động kháng chiến đến tuổi 60 đối với nam, 55 tuổi đối với nữ được hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến. Trong quá trình thực hiện, đại đa số người hoạt động kháng chiến có nguyện vọng được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi một lần và trước độ tuổi qui định. Đây là một trong những vấn đề bức xúc mà nhiều cử tri đã có kiến nghị trong các kỳ họp Quốc hội trước. Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa VIII) về việc trả trợ cấp một lần cho một số đối tượng người có công, ngày 14/2/2000 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 19/2000/PL-UBTVQH10 về sửa đổi Điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó qui định người hoạt động kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia kháng chiến (không qui định độ tuổi hưởng). Thực tế cho thấy, việc qui định chế độ trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc là phù hợp (cả nước đã có gần 3,2 triệu người hoạt động kháng chiến đã hưởng trợ cấp 1 lần). Do vậy, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn giữ nguyên quy định này . Ngoài ra, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế còn được hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế và mai táng phí. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Có hướng dẫn giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có con bị dị dạng, dị tật đã chết trước thời điểm quy định của các văn bản hướng dẫn thi hành.

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:59:31 SA

Trả lời:  Theo quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có con dị dạng, dị tật được xem xét, giải quyết chế độ ưu đãi.Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có con dị dạng, dị tật đã chết, nếu có đủ cơ sở pháp lý như: Giấy chứng sinh, sổ theo dõi bệnh nhân, giấy khai sinh hoặc giấy chứng tử có ghi nhận tình trạng dị dạng, dị tật tại thời điểm con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được sinh ra hoặc chết để xác định thì được xem xét hưởng chế độ ưu đãi theo qui định hiện hành.(trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
có chính sách cho đối tượng thương binh, bệnh binh giám định dưới 60%

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:57:57 SA

Trả lời:  * Chế độ ưu đãi đối với thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 60% đã được quy định tại Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, các chế độ ưu đãi đối với thương binh gồm: - Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh; - Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi chức năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước. - Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm trong cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp theo qui định của pháp luật về lao động; ưu tiên trong giáo dục đào tạo. - Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế; miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương. * Chế độ ưu đãi đối với bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994 đã được quy định tại Điều 24 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Theo đó, chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm: - Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động; - Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe, phục hồi khả năng lao động; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước. - Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế; miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Có chính sách quan tâm, hỗ trợ thêm cho những đối tượng tham gia kháng chiến đã nghỉ hưu vì cuộc sống của họ hiện nay gặp rất nhiều khó khăn

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:56:21 SA

Trả lời:  Để giảm bớt khó khăn cho người đã nghỉ hưu, hàng năm, căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, Chính phủ vẫn điều chỉnh lương hưu theo lộ trình cải cách chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp người có công đã được Nhà nước phê duyệt. Nếu các đối tượng này thực sự gặp khó khăn trong cuộc sống thì đề nghị chính quyền địa phương xem xét, giải quyết trợ cấp xã hội theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ.(trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Nghị định số 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã hết hiệu lực một phần từ tháng 8/2008, tuy nhiên còn một số trường hợp không có mặt tại địa phương trong thời gian đó nên việc kê khai không được kịp thời, đối tượng không được hưởng chế độ là không hợp lý. Chính sách này không nên giới hạn về thời gian cho người được hưởng quyền lợi

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:55:05 SA

Trả lời:  Việc xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công theo Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành. Những trường hợp đủ điều kiện xác nhận người có công thì thực hiện việc lập hồ sơ theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 và Thông tư số 07/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.(trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đề nghị có giải pháp để giải quyết những trường hợp mà người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị mất giấy tờ hiện nay chưa được hưởng chế độ của nhà nước.Nên có chính sách giúp đỡ những người bị tử vong do hậu quả chiến tranh để lại

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:52:32 SA

Trả lời:  Về giải pháp để giải quyết những trường hợp mà người tham gia kháng chiến chống Mỹ bị mất giấy tờ hiện nay chưa được hưởng chế độ của Nhà nước: Tiếp thu kiến nghị của cử tri và đề nghị của một số địa phương về việc giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, ngày 3/3/2009, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Kế hoạch 611/KH-LĐTBXH về việc giải quyết đối với các hồ sơ người có công hiện còn tồn đọng, đồng thời đã và đang phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị để thẩm định và giải quyết chế độ cho các đối tượng. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố báo cáo đã thực hiện xong việc giải quyết tồn đọng chính sách ưu đãi, người có công, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang chỉ đạo các địa phương còn lại sớm hoàn thiện hồ sơ và giải quyết tồn đọng theo Kế hoạch số 611/KH-LĐTBXH trước ngày 30/6/2010. Về đề nghị nên có chính sách giúp đỡ những người bị tử vong do hậu quả chiến tranh để lại: Kiến nghị này chưa rõ đối tượng không thể trả lời cụ thể. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Quyết định 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 về một số chính sách đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến: đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 4, điều 1 về mức phụ cấp một lần đối với “trường hợp ốm đau kéo dài, không có khả năng lao động, thuộc diện hộ nghèo đói nhưng còn có nơi nương tựa được xét hưởng trợ cấp một lần bằng 1.500.000đồng/người do ngân sách Trung ương chi” Cử tri cho rằng việc trợ cấp phải tính đến số năm công tác như theo Quyết định 290/2005/QĐ-TTg, đồng thời tăng mức phụ cấp thường xuyên cho phù hợp với điều kiện sống hiện tại.

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:48:45 SA

Trả lời:  Thủ tướng Chính phủ đã gia Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan tiến hành tổng kết việc thực hiện Quyết định 104/QĐ-TTg để có cơ sở xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách đối với Thanh niên xung phong cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước.(trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Trang 14 trong 17Đầu tiên    Trước   8  9  10  11  12  13  [14]  15  16  17  Tiếp   Cuối    

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)

]},\"$undefined\",\"$undefined\",true],\"initialHead\":[[\"$\",\"meta\",null,{\"name\":\"robots\",\"content\":\"noindex\"}],\"$L6\"],\"globalErrorComponent\":\"$7\",\"children\":[null,[\"$\",\"$L8\",null,{\"children\":[\"$\",\"html\",null,{\"lang\":\"vi\",\"children\":[\"$\",\"body\",null,{\"className\":\"__className_aaf875\",\"children\":[[\"$\",\"$L9\",null,{\"locale\":{\"locale\":\"vi\",\"Pagination\":{\"items_per_page\":\"/ trang\",\"jump_to\":\"Đến\",\"jump_to_confirm\":\"xác nhận\",\"page\":\"Trang\",\"prev_page\":\"Trang Trước\",\"next_page\":\"Trang Kế\",\"prev_5\":\"Về 5 Trang Trước\",\"next_5\":\"Đến 5 Trang Kế\",\"prev_3\":\"Về 3 Trang Trước\",\"next_3\":\"Đến 3 Trang Kế\",\"page_size\":\"kích thước trang\"},\"DatePicker\":{\"lang\":{\"placeholder\":\"Chọn thời điểm\",\"yearPlaceholder\":\"Chọn năm\",\"quarterPlaceholder\":\"Chọn quý\",\"monthPlaceholder\":\"Chọn tháng\",\"weekPlaceholder\":\"Chọn tuần\",\"rangePlaceholder\":[\"Ngày bắt đầu\",\"Ngày kết thúc\"],\"rangeYearPlaceholder\":[\"Năm bắt đầu\",\"Năm kết thúc\"],\"rangeQuarterPlaceholder\":[\"Quý bắt đầu\",\"Quý kết thúc\"],\"rangeMonthPlaceholder\":[\"Tháng bắt đầu\",\"Tháng kết thúc\"],\"rangeWeekPlaceholder\":[\"Tuần bắt đầu\",\"Tuần kết thúc\"],\"locale\":\"vi_VN\",\"today\":\"Hôm nay\",\"now\":\"Bây giờ\",\"backToToday\":\"Trở về hôm nay\",\"ok\":\"OK\",\"clear\":\"Xóa\",\"month\":\"Tháng\",\"year\":\"Năm\",\"timeSelect\":\"Chọn thời gian\",\"dateSelect\":\"Chọn ngày\",\"weekSelect\":\"Chọn tuần\",\"monthSelect\":\"Chọn tháng\",\"yearSelect\":\"Chọn năm\",\"decadeSelect\":\"Chọn thập kỷ\",\"yearFormat\":\"YYYY\",\"dateFormat\":\"D/M/YYYY\",\"dayFormat\":\"D\",\"dateTimeFormat\":\"D/M/YYYY HH:mm:ss\",\"monthBeforeYear\":true,\"previousMonth\":\"Tháng trước (PageUp)\",\"nextMonth\":\"Tháng sau (PageDown)\",\"previousYear\":\"Năm trước (Control + left)\",\"nextYear\":\"Năm sau (Control + right)\",\"previousDecade\":\"Thập kỷ trước\",\"nextDecade\":\"Thập kỷ sau\",\"previousCentury\":\"Thế kỷ trước\",\"nextCentury\":\"Thế kỷ sau\"},\"timePickerLocale\":{\"placeholder\":\"Chọn thời gian\",\"rangePlaceholder\":[\"Bắt đầu\",\"Kết thúc\"]}},\"TimePicker\":{\"placeholder\":\"Chọn thời gian\",\"rangePlaceholder\":\"$a\"},\"Calendar\":\"$b\",\"global\":{\"placeholder\":\"Vui lòng chọn\"},\"Table\":{\"filterTitle\":\"Bộ lọc\",\"filterConfirm\":\"Đồng ý\",\"filterReset\":\"Bỏ lọc\",\"filterEmptyText\":\"Không có bộ lọc\",\"filterCheckall\":\"Chọn tất cả\",\"filterSearchPlaceholder\":\"Tìm kiếm bộ lọc\",\"emptyText\":\"Trống\",\"selectAll\":\"Chọn tất cả\",\"selectInvert\":\"Chọn ngược lại\",\"selectNone\":\"Bỏ chọn tất cả\",\"selectionAll\":\"Chọn tất cả\",\"sortTitle\":\"Sắp xếp\",\"expand\":\"Mở rộng dòng\",\"collapse\":\"Thu gọn dòng\",\"triggerDesc\":\"Nhấp để sắp xếp giảm dần\",\"triggerAsc\":\"Nhấp để sắp xếp tăng dần\",\"cancelSort\":\"Nhấp để hủy sắp xếp\"},\"Tour\":{\"Next\":\"Tiếp\",\"Previous\":\"Trước\",\"Finish\":\"Hoàn thành\"},\"Modal\":{\"okText\":\"Đồng ý\",\"cancelText\":\"Hủy\",\"justOkText\":\"OK\"},\"Popconfirm\":{\"okText\":\"Đồng ý\",\"cancelText\":\"Hủy\"},\"Transfer\":{\"titles\":[\"\",\"\"],\"searchPlaceholder\":\"Tìm ở đây\",\"itemUnit\":\"mục\",\"itemsUnit\":\"mục\",\"remove\":\"Gỡ bỏ\",\"selectCurrent\":\"Chọn trang hiện tại\",\"removeCurrent\":\"Gỡ bỏ trang hiện tại\",\"selectAll\":\"Chọn tất cả\",\"removeAll\":\"Gỡ bỏ tất cả\",\"selectInvert\":\"Đảo ngược trang hiện tại\"},\"Upload\":{\"uploading\":\"Đang tải lên...\",\"removeFile\":\"Gỡ bỏ tập tin\",\"uploadError\":\"Lỗi tải lên\",\"previewFile\":\"Xem trước tập tin\",\"downloadFile\":\"Tải tập tin\"},\"Empty\":{\"description\":\"Trống\"},\"Icon\":{\"icon\":\"icon\"},\"Text\":{\"edit\":\"Chỉnh sửa\",\"copy\":\"Sao chép\",\"copied\":\"Đã sao chép\",\"expand\":\"Mở rộng\"},\"Form\":{\"optional\":\"(Tùy chọn)\",\"defaultValidateMessages\":{\"default\":\"$${label} không đáp ứng điều kiện quy định\",\"required\":\"Hãy nhập thông tin cho trường ${label}\",\"enum\":\"$${label} phải có giá trị nằm trong tập [${enum}]\",\"whitespace\":\"$${label} không được chứa khoảng trắng\",\"date\":{\"format\":\"$${label} sai định dạng ngày tháng\",\"parse\":\"Không thể chuyển ${label} sang kiểu Ngày tháng\",\"invalid\":\"$${label} không phải giá trị Ngày tháng hợp lệ\"},\"types\":{\"string\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"method\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"array\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"object\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"number\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"date\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"boolean\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"integer\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"float\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"regexp\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"email\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"url\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"hex\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\"},\"string\":{\"len\":\"$${label} phải dài đúng ${len} ký tự\",\"min\":\"Độ dài tối thiểu trường ${label} là ${min} ký tự\",\"max\":\"Độ dài tối đa trường ${label} là ${max} ký tự\",\"range\":\"Độ dài trường ${label} phải từ ${min} đến ${max} ký tự\"},\"number\":{\"len\":\"$${label} phải bằng ${len}\",\"min\":\"$${label} phải lớn hơn hoặc bằng ${min}\",\"max\":\"$${label} phải nhỏ hơn hoặc bằng ${max}\",\"range\":\"$${label} phải nằm trong khoảng ${min}-${max}\"},\"array\":{\"len\":\"Mảng ${label} phải có ${len} phần tử \",\"min\":\"Mảng ${label} phải chứa tối thiểu ${min} phần tử \",\"max\":\"Mảng ${label} phải chứa tối đa ${max} phần tử \",\"range\":\"Mảng ${label} phải chứa từ ${min}-${max} phần tử\"},\"pattern\":{\"mismatch\":\"$${label} không thỏa mãn mẫu kiểm tra ${pattern}\"}}},\"Image\":{\"preview\":\"Xem trước\"},\"QRCode\":{\"expired\":\"Mã QR hết hạn\",\"refresh\":\"Làm mới\"}},\"children\":[\"$\",\"$L13\",null,{\"children\":[\"$\",\"div\",null,{\"className\":\"app-body\",\"children\":[[\"$\",\"$L14\",null,