Thông tư liên tịch số 16 quy định con của người có công được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo nhưng riêng đối với con của người tham gia kháng chiến bị nhiễm độc hóa học thì chỉ có trường hợp dị dạng, dị tật mới được hưởng. Đề nghị xem xét, sửa đổi cho những đối tượng con của người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học không bị dị dạng, dị tật cũng được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo.
Hỏi bởi: người dân lúc 30/09/2010 1:56:15 CH
Trả lời: Hiện nay Bộ đang trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định só 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chỉnh phủ theo hướng con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học không bị dị dạng, dị tật cũng được hưởng ưu đãi trong giáo dục. (trích dẫn CV 3285 ngày 22/9/2010)
Bằng "Tổ quốc ghi công" được cấp quá lâu nay đã cũ, xin đổi lại và những liệt sỹ mới chưa được cấp, TW làm qua chậm. Đề nghị TW ủy quyền địa phương cấp nhanh hơn sau đó TW cập nhật lại
Hỏi bởi: người dân lúc 29/09/2010 3:23:43 CH
Trả lời: Việc cấp bằng Tổ quốc ghi đông là do Thủ tướng Chính phủ ký cấp, do đó phải theo một quy trình chặt chẽ từ địa phương lên tới trung ương. Về việc cấp lại bằng TQGC Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, lập danh sách, viết Bằng TQGC đối với những trường hợp bị hư hỏng, rách nat, mối mọt hoặc thất lạc...sau gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) để tổng hợp, trình Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng ký. Về cấp mới Bằng TQGC (xác nhận liệt sĩ)tại khoản 3, Điều 4, Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ đã qui định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan Trung ương kiểm tra hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sĩ trình Thủ tướng Chính phủ cấp bằng TQGC. Viêc lập hồ sơ công nhận liệt sĩ phải theo thủ tục chung từ địa phương lên tới Trung ương do đó có thể có những trường hợp không đáp ứng được yêu cầu về mặt thời gian như mong muốn của người dân. Việc giao cho địa phương cấp bằng TQGC như đề nghị là không thể thực hiện vì bằng TQGC là sự trân trọng, ghi ơn của Đảng và Nhà nước đối với người đã hy sinh cho tổ quốc mà cấp địa phương không thể ký, cấp cho gia đình người có công. Địa phương chỉ có thể thực hiện một số bước về thủ tục, hồ sơ như đã nêu ở trên. (trích CV 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010).
Đề nghị sửa đổi tiêu chí xét hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học vì qui định không hợp lý (nhất là tiêu chí các loại bệnh) dẫn đến tình trạng người đi nằm viện tạo ra rất nhiều tiêu cực trong lĩnh vực này
Hỏi bởi: người dân lúc 29/09/2010 3:10:59 CH
Trả lời: Việc sửa đổi, ban hành danh mục các loại bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin để giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thuộc thẩm quyền Bô Y tế. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị gửi kiến nghị này đến Bộ Y tế để được trả lời theo đúng thẩm quyền.(trích dẫn cv số 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Thủ tục để hưởng chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học qui định như hiện nay là khó thực hiện (như yêu cầu có bệnh án, hoạt động của Hội đồng giám định), đề nghị cho những người đã hoạt động trong vùng có chất độc hóa học được khám và giải quyết chế độ.
Hỏi bởi: Người dân lúc 28/09/2010 4:17:02 CH
Trả lời: Thông tư 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội qui định cụ thể điều kiện hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học. Thủ tục hồ sơ để hưởng chế độ đã được quy định đơn giản theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tuy nhiên phải đảm bảo yêu cầu chặt chẽ về mặt quản lý để tránh tình trạng lợi dụng làm giả hồ sơ hưởng chế độ của nhà nước (nhiều tỉnh hiện đang xảy ra hiện tượng này). Một trong những yêu cầu không thể thiếu trong hồ sơ, thủ tục là phải có bệnh án hoặc các hồ sơ y tế khác để khẳng định người đó bị hậu quả của chất độc hóa học (như sinh con dị dạng,dị tật hoặc vô sinh hoặc bị mắc 1 trong 17 bệnh theo danh mục của Bộ Y tế quy định). Trên cơ sở đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đối tượng đi giám định sức khỏe để làm căn cứ quyết định mức hưởng. Thủ tục này tương tự như đối với thương binh, bệnh binh đã được thực hiện trong hơn 30 năm qua (trích dẫn CV3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Theo tôi được biết chất độc hóa học là loại vũ khí hóa học - nguy hiểm hơn vũ khí thông thường. Thế nhưng người bị thương tật bởi vũ khí thông thường lại được hưởng chế độ cao hơn những người bị thương bởi vũ khí hóa học. Hiện nay, những người là nạn nhân chất độc da cam chỉ được hưởng hai mức trợ cấp theo chế độ bình quân so với thương binh có từ 7 đến 9 mức được hưởng, bệnh binh có 6 mức là chưa hợp lý. Đề nghị xem xét và quy định chế độ đối với nạn nhân chất độc màu da cam để tránh trường hợp thiệt thòi cho đối tượng này.
Hỏi bởi: Người dân lúc 28/09/2010 1:08:47 CH
Trả lời: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học hưởng trợ cấp theo 2 mức như hiện nay đã được tính toán đảm bảo tương quan với các chế độ trợ cấp ưu đãi khác, cụ thể như sau:- Nếu so sánh mức trợ cấp bình quân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng ở mức 2 (có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%)với mức trợ cấp trung bình của thương binh và bệnh binh dưới 81%, cho thấy, mức trợ cấp bình quân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng ở mức 2 (có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%)là 1.277.000 đồng/tháng, trong khi đó mức trợ cấp bình quân của thương binh dưới 81% theo Nghị định 35/2010/NĐ-CP là 1.201.000 đ/tháng và trợ cấp bình quân của bệnh binh dưới 81% là 1.139.000 đ/tháng;- Mặt khác, nếu thương binh phải suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% trở lên, bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 41% trở lê mới được hưởng trợ cấp hàng tháng (theo Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005 và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP thì phải từ 61% trở lên mới được trợ cấp) thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chỉ cần suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp hàng tháng. Do đó không có cơ sở để nói rằng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học hưởng trợ cấp theo 2 mức là thiệt thòi so với mức trợ cấp của thương binh, bệnh binh.(trích dẫn CV số3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có hướng dẫn bổ sung việc giải quyết chế độ cho các đối tượng nhiễm chất độc hóa học đối với những trường hợp hồ sơ tồn đọng
Hỏi bởi: Người dân lúc 28/09/2010 11:14:15 SA
Trả lời: Ngày 07/7/2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006, theo đó những người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học, bị mắc 1 trong 17 bệnh, tật, thuộc danh mục bệnh, tật, dị dạng,dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin theo quy định tại Điều 1 của Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được xem xét hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Những trường hợp có đủ điều kiện theo qui định trên thì liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (nơi thường trú)để được hướng dẫn cụ thể.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố, hiện nay Sở đang tiếp nhận hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học, trường hợp hồ sơ đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì giải quyết; nếu hồ sơ chưa đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo qui định thì trả về để bổ sung hoàn thiện. Trường hợp hồ sơ được lập trước khi Nghị định 54/2006/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà đối tượng bị mắc 1 trong 17 bệnh, tật theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT hoặc có con dị dạng, dị tật thì bổ sung hồ sơ theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH để được giải quyết trợ cấp
(Trích dẫn CV3285/LĐTBXH/VP ngày 22/9/2010)
Hiện nay những quân nhân trực tiếp tham gia phục vụ quân đội mới được hưởng chế độ chất độc màu da cam, còn những người dân trong vùng bị nhiễm độc hóa học màu da cam vẫn chưa nhận được chế độ này.Đề nghị, Chỉnh phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, xem xét để người dân trong vùng bị nhiễm chất độc màu da cam được hưởng chế độ này.
Hỏi bởi: Người dân lúc 28/09/2010 10:38:57 SA
Trả lời: Hiện nay, những người dân bị ảnh hưởng chất độc hóa học nếu đủ điều kiện theo quy định thì được thực hiện theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP
(Trích dẫn CV 3285/LĐTBXH/VP ngày 22/9/2010)
Tôi đã hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học theo Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg ngày 23/2/2000 và đã được chuyển sang hưởng chế độ theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên sau đó tôi không được chuyển sang hưởng chế độ theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do không có con bị dị dạng dị tật. Bản thân tôI hiện đang bị tiểu đường, vậy tôi có được xem xét để được tiếp tục hưởng trợ cấp hay không?
Hỏi bởi: Người dân lúc 10/09/2010 2:59:03 CH
Trả lời: Trả lời: Ngày 08/6/2009 Bộ Lao động - Thương binh và Xó hội đã có công văn số 1932/LĐTBXH-NCC-CS hướng dẫn việc giải quyết đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đang bị dừng trợ cấp, theo đó những trường hợp không có con dị dạng, dị tật nhưng mắc 1 trong 17 dạng bệnh, tật theo qui định tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin thì được xem xét hưởng lại trợ cấp. Theo qui định tại Quyết định 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin gồm: 1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma) 2. U lympho khụng Hodgkin (Non – Hodgkin’s lymphoma) 3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease) 4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer) 5. Ung thư khí quản (Trachea cancer) 6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer) 7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer) 8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers) 9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease) 10. Bệnh thần kinh ngoại biờn cấp tớnh và bỏn cấp tớnh (Acute and subacute peripheral neuropathy) 11. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida) 12. Bệnh trứng cỏ do clo (Chloracne) 13. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes) 14. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda) 15. Các bất thường sinh sản (Unusual births) 16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh (đối với con của người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin) 17. Rối loạn tõm thần (Mental disorders)
Tôi có thời gian chiến đấu tại chiến trường Hạ Lào từ năm 1967 đến năm 1975, do sức khoẻ suy giảm nên đã được giải quyết chế độ bệnh binh. Tôi đã lập gia đình nhưng đến nay vẫn chưa có con, vậy tôi có thuộc diện được xem xét xác nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học nữa không?
Hỏi bởi: Người dân lúc 10/09/2010 2:58:20 CH
Trả lời: Trả lời: Theo qui định tại khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh ưu đãi người có công số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và khoản 2 Điều 23 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ, người đang hưởng chế độ bệnh binh nếu đủ điều kiện là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học thì vẫn thuộc diện được xem xét xác nhận và giải quyết đồng thời các chế độ trợ cấp, phụ cấp của cả 2 đối tượng. Các chế độ ưu đãi khác được giải quyết theo mức của đối tượng nào cao hơn.
Tôi trước là nữ thanh niên xung phong tập trung có thời gian phục vụ chiến đấu tại đường dây 559 ở chiến trường B từ năm 1971 đến năm 1973, sau đó được chuyển ngành và hiện đang hưởng chế độ mất sức lao động. Tôi không lập gia đình, vậy tôi có thuộc diện được xem xét xác nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học nữa không?
Hỏi bởi: Người dân lúc 10/09/2010 2:57:36 CH
Trả lời: Trả lời: Theo qui định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ, người đang hưởng chế độ mất sức lao động nếu đủ điều kiện là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học thì vẫn thuộc diện được xem xét xác nhận và giải quyết trợ cấp hàng tháng.
Trước khi đi phục vụ chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị từ năm 1970 đến năm 1972 tôi đã có vợ và con, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương thi không sinh thêm con nữa. Nay tôi bị ốm đau bệnh tật, sức khoẻ suy giảm, vậy tôi có được xem xét xác nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học không?
Hỏi bởi: Người dân lúc 10/09/2010 2:57:30 CH
Trả lời: Trả lời: Theo qui định tại Điều 22 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/6/2006 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, trường hợp của ông nếu mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế (có kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh) hoặc đã hết tuổi lao động (có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã) thì đủ điều kiện để xác nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Việc giám định kết luận mắc bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin cho người tham gia kháng chiến bị nhiễm CĐHD do cấp nào giới thiệu đi?
Hỏi bởi: Người dân lúc 10/09/2010 2:57:20 CH
Trả lời: Trả lời: Theo quy định tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH thỡ Sở LĐTBXH nơi đối tượng cư trú có trách nhiệm giới thiệu đối tượng đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên để giám định kết luận mắc bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin
Xin cho biết cơ quan nào có thẩm quyền giới thiệu đối tượng bị nhiễm chất độc hoá học đi giám định?
Hỏi bởi: Người dân lúc 10/09/2010 2:57:13 CH
Trả lời: Trả lời: Theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xă hội th́ Sở Lao động – Thương binh và Xă hội là cơ quan có thẩm quyền giới thiệu người hoạt động kháng chiến đến Hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để kết luận t́nh trạng bệnh, tật do nhiễm chất độc hoá học và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
Xin cho biết cơ quan nào có thẩm quyền xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học?
Hỏi bởi: Người dân lúc 10/09/2010 2:57:02 CH
Trả lời: Trả lời: Theo hướng dẫn tại Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 04 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xă hội thì Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền khám và kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Tôi tham gia chiến đấu tại chiến trường Bình Phước những năm 1971-1975. Sau khi phục viên, tôi đó lập gia đình và sinh được 3 người con, 2 người con đó chết do dị dạng dị tật, có người con thứ 3 thì bình thường. Vậy tôi có được hưởng chế độ ưu đói người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học không?
Hỏi bởi: Người dân lúc 10/09/2010 2:56:37 CH
Trả lời: Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có con dị dạng, dị tật được xem xét, giải quyết chế độ ưu đãi. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 04 năm 2009 trên cơ sở Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin. Theo đó, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có các bất thường sinh sản như bị sẩy thai nhiều lần, đẻ non nhiều lần hoặc sinh con nhiều lần đều chết,… thuộc diện đối tượng được xem xét, giải quyết chế độ ưu đãi nếu có đủ cơ sở pháp lý để xác định.