Chuyên mục
Từ khóa
  Gửi câu hỏi
Cha tôi tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1944 đến khi nghỉ hưu năm 1982 và mất năm 1992. Trong lý lịch cán bộ được ghi quá trình công tác của ông từ năm 1944 tham gia hoạt động cách mạng. Nhưng trong lý lịch đảng chỉ ghi ngày 24 tháng 8 năm 1945 là đội trưởng đội thanh niên cướp chính quyền tại Quảng Đạo - Đà Lạt Từ đó đến ngày nghỉ hưu ông luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đến khi nghỉ hưu Ông vẫn nguyên là Giám đốc Bệnh viện tỉnh. -Tôi khai báo để ông được hưởng chế độ cán bộ tiền khởi nghĩa nhưng các cơ quan chức năng trả lời không được do lý lịch cán bộ bị thất lạc không tìm thấy. Lý lịch đảng ghi thời điểm đó không còn được áp dụng công nhận người có công tại Đà Lạt Theo quan điểm và sự hiểu biết của chúng tôi thì cha tôi được hưởng chính sách là đứng bởi nhẽ - Lý lịch đảng của cha tôi ghi "ngày 24 tháng 8 năm 1945 đội trưởng đội thanh niên cướp chính quyền Quảng Đao-Đà Lạt" Vây theo suy luận thuần túy thì nếu đã được làm đội trưởng thì phải có thời gian đội v

Hỏi bởi: Nguyễn Hữu Yên Sơn lúc 30/11/2013 3:37:01 CH

Trả lời:  Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận; điều kiện xác nhận; căn cứ xác nhận và thủ tục hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Đề nghị ông tham khảo, nghiên cứu Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và vận dụng vào trường hợp cụ thể của bố ông./.
mẹ tôi là thương binh 4/4, theo khoản 1, điều 53 của nghị định đã ghi rõ" Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước mua bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật". tôi là con ruột, đang sống và nuôi dưỡng bà có được cấp thẻ bảo hiểm y tế không

Hỏi bởi: nguyen hung lúc 26/11/2013 5:06:53 CH

Trả lời:  Theo qui định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với các mạng (đã được sửa đổi, bổ sung ngày 16/7/2012) thì “Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng”. Căn cứ qui định nêu trên, trường hợp mẹ của ông là thương binh hạng 4/4 nên thân nhân không thuộc diện được Nhà nước mua bảo hiểm y tế./.
Trường hợp đối tượng là du kích bị bắt tù ở Phú Quốc từ tháng 3 năm 1967 đến tháng 3 năm 1973 được trao trả. Không có lý lịch nhưng trong bản khai thành tích kháng chiến chông mỹ cứu nước có xác nhận thời gian bị bắt, tù đày tại Phú Quốc. Được tặng thưởng Huân chướng kháng chiến hạng nhì. Năm 2013 được Ban liên lạc tù Việt Nam (do ông Phạm Bá Lữ - Trưởng ban) ký giấy chứng nhận bị bắt tù đày tại Phú Quốc từ ngày 23/3/1967 đến ngày 23/3/1973. Với hồ sơ như trên có được hưởng chế độ người có công bị bắt tù đày không?

Hỏi bởi: Từ Xuân Mười lúc 19/11/2013 11:00:30 SA

Trả lời:  Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 quy định hồ sơ xác nhận và giải quyết chế độ đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần gồm: Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01/01/1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù. Trường hợp của ông chưa đủ căn cứ để xem xét, giải quyết chế độ đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có hướng dẫn bổ sung căn cứ xác nhận đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì trường hợp của ông sẽ được xem xét./.
kính gửi lãnh đạo cục: vừa qua tôi có làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ tù đày cho mẹ tôi, gồm có bản khai cá nhân, kỉ niệm chương bị địch bắt tù đày, giấy chứng nhận thương binh, quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng. nhưng phòng TBXH TP lại yêu cầu có lí lịch đảng viên hoặc lí lịch cán bộ. trong khi đó mẹ tôi đang hưởng chế độ thương binh và có công với cách mạng, kính mong quý lãnh đạo xem xét và hướng dẫn kịp thời

Hỏi bởi: nguyen son lúc 13/11/2013 5:26:12 CH

Trả lời:  Khoản 1 Điều 34 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân quy định chi tiết trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã được hưởng trợ cấp 1 lần nay làm thủ tục chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng như sau: “a) Cá nhân lập bản khai gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận, lập danh sách kèm bản khai gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội; c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại Điểm c Khoản này, có trách nhiệm kiểm tra, rà soát, đối chiếu hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần để ra quyết định trợ cấp hàng tháng. Trường hợp người bị địch bắt tù, đày trước đây đã hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển đến địa phương khác cư trú thì phải làm thủ tục di chuyển hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú hiện tại để làm thủ tục hưởng trợ cấp hàng tháng”./.
Xin hỏi cục Người có công Người hoạt dộng kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chưa được hưởng trợ cấp 1 lần có được giải quyết chế độ mai táng phí theo quy định hay không?

Hỏi bởi: Thuy lúc 11/11/2013 5:12:34 CH

Trả lời:  Điều 31 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế bao gồm: “ 1. Trợ cấp một lần; 2. Bảo hiểm y tế; 3. Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí”. Trường hợp người tham gia kháng chiến được nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng đã mất trước 01/01/1995 mà chưa được chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 1.000.000 đồng. Trường hợp mất sau 01/01/1995 mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian tham gia kháng chiến của người có công theo quy định./.
Trong quá trình hoạt động cách mạng tôi đã bị địch bắt tù đày. Trong quá trình công tác ở lý lịch đảng viên và lý lịch cán bộ tôi có thể hiện thời gian bị tù nhưng không ghi nơi bị tù. Trường hợp tôi có được giải quyết trợ cấp hàng tháng bị địch bắt tù đày không?

Hỏi bởi: Đỗ Thị Thanh lúc 11/11/2013 5:10:40 CH

Trả lời:  Điều 46 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 quy định hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày gồm: Giấy tờ chứng minh có tham gia cách mạng hoặc kháng chiến và thời gian, địa điểm bị tù, đày …. Trường hợp của bà ở lý lịch đảng viên và lý lịch cán bộ có thể hiện thời gian bị tù nhưng không ghi nơi bị tù thì không được xem xét, giải quyết trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày./.
Cậu tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ được tặng huy chương kháng chiến hạng nhì, những năm trước thì cậu tôi được hưởng chế độ điều dưỡng cho người có công với cách mạng. Nhưng hiện nay, khí pháp lệnh 04/2012 có hiệu lực thì cán bộ lao động thương binh xã hội của xã lại trả lời là Cậu tôi không thuộc đối được được hưởng chế độ điều dưỡng (tức chế độ chăm sóc sức khỏe cho người có công. Vậy cho tôi hỏi, việc cán bộ lao động thương binh xã hội trả lời như vậy là đúng hay sai. Tại sao trước đây thì được hưởng nay lại không được. Xin cảm ơn!

Hỏi bởi: Nguyễn Thanh Nam lúc 11/11/2013 5:08:56 CH

Trả lời:  Điều 31 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế bao gồm: “ 1. Trợ cấp một lần; 2. Bảo hiểm y tế; 3. Khi người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí”. Đối chiếu với quy định trên đây thì trả lời của cơ quan lao động – thương binh và xã hội là đúng.
Vợ liệt sĩ đã tái giá, con liệt sĩ là con của người chồng sau. Như vậy, trường hợp này có được lập hồ sơ đề nghị phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng hay không?

Hỏi bởi: Huỳnh Hồng Việt lúc 06/11/2013 1:14:16 CH

Trả lời:  Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì, xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013. Vì vậy mọi vấn đề chưa rõ quy định trong Nghị định đề nghị ông liên hệ với Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để được trả lời theo thẩm quyền
Xin cho tôi hỏi, Thương binh có tỷ lệ thương tật trên 61% vừa là người hưởng lương hưu khi từ trần thân nhân đủ điều kiện hưởng tuất sẽ được hưởng 02 suất tuất gồm: tuất hưu trí (lĩnh ở cơ quan Bảo hiểm xã hội) và tuất thương binh (lĩnh tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) hay 01 suất tuất hưu trí (Lĩnh ở cơ quan Bảo hiểm xã hội)và phần chênh lệch của tuất thương binh so với tuất hưu trí (lĩnh tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).

Hỏi bởi: Lê Hoàng Minh lúc 05/11/2013 10:36:34 SA

Trả lời:  Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% từ trần được giải quyết trợ cấp tiền hành tháng. Theo đó, đối với thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên đông thời là người hưởng lương hưu khi từ trần thì thân nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 31/2103/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ thì được giải quyết trợ cấp tiền tuất hàng tháng (trợ cấp tuất do Phòng LĐTBXH chi trả). Còn chế độ tuất đối với thân nhân của người hưởng lương hưu từ trần giải quyết theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội
Tên tôi:Đinh Khắc Chậm Sinh năm:1958 Nguyên quán:Đông Thịnh-Yên Tiến-Ý Yên-Nam Định Năm 1963 nghe theo tiếng gọi của Đảng gia đình tôi lên làm kinh tế mới tại Bảo Hiệu-Yên Thủy-Hòa Bình.Tháng 6-1977 tôi nhập ngũ tại C2D474.Tháng 10-1977 tôi chuyển về Pho Ka 1 Cục Hậu Cần TCKT.Tháng 3-1979 tôi chuyển lên Lạng Sơn đơn vị C1D15F3.Tháng 7-1981 tôi xuất ngũ về tại Bảo Hiệu-Yên Thủy-Hòa Bình.Cuối năm 2010 có chế độ 62 tôi lên xin hồ sơ tôi xem giấy thương tật đúng như tôi bị thương.Đầu năm 2011 tôi làm đơn giám định sức khỏe lần đầu vì lí do tôi nhập ngũ và xuất ngũ tại Bảo Hiệu-Yên Thủy-Hòa Bình có đồng đội đi cùng với tôi và các cán bộ xóm xã Bảo Hiệu-Yên Thủy-Hòa Bình đều biết.Ngày 15-1-2012 tôi giám định sức khỏe tại Nam Định do Hội đòng giám định y khoa Bộ Tư Lệnh Quân khu III.Tôi nhận được trợ cấp từ tháng 1 đến tháng 7 Năm 2012 tại Hòa Bình và tôi làm đơn di chuyển trợ cấp về Nam Định được Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội Hòa Bình chuyển về Nam Định ngày 31-7-2012 nhưng Sở Thươ

Hỏi bởi: đinh khắc chậm lúc 05/11/2013 10:24:13 SA

Trả lời:  
tôi trân trọng kính hỏi về trường hợp của bố tôi như sau : bố tôi Phạm xuân Phượng sn 1944 là lái xe của tổng cục đường sắt ,năm 1972 xung phong đi bộ đội lái xe vào chiến trường miền nam (đi B,lái xe trường sơn ,chức vụ B Phó đoàn vận tải)đầu năm 1974 bố tôi ra bắc nghệ an để chở bộ đội vào nam,bố tôi có về phép thăm quê và bị sốt rét ác tính mất ở tại quê,khi đó đơn vị có làm thủ tục tử sỹ cho bố tôi.bố tôi mất do bệnh chiến trường,vậy tôi sin hỏi trường hợp của bố tôi như trên có được công nhận là liệt sỹ hay không ? nếu được thì làm thủ tục như thế nào ? kính thư .mong sớm nhận được hồi âm.

Hỏi bởi: phạm xuân long lúc 22/10/2013 8:54:33 SA

Trả lời:  Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với những trường hợp chết từ ngày 31/12/1994 trở về trước cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động. Trường hợp bố của ông đã được cơ quan xác nhận là tử sĩ thì không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ theo quy định./.
Bố tôi là Phạm Thanh Oai quê quán ở Tiền Hải, Thái Bình . bố tôi tham gia kháng chiến nắm 1970 và bị thương ở đầu và tay chân vào tháng 1/1972 , đã có giầy xác nhận được thương binh loại 1 nhưng chưa được cấp sổ thì bố tôi lại tiếp tục đi chiến đấu biên giới tây nam cho đếm năm 1981 thì bố tôi xuất ngủ và ở lại miền nam lập gia đình và tiếp tục xin làm sổ thương binh nhưng không được , vậy đủ thủ tục giấy tờ như vậy có làm được sổ thương binh không

Hỏi bởi: phạm tường tri lúc 22/10/2013 8:49:35 SA

Trả lời:  Thông tư liên bộ số 254 TT/LB ngày 10/11/1967 của Liên Bộ Nội vụ-Quốc phòng-Công an quy định “Sổ thương binh là để ghi công của thương binh đối với Tổ quốc, có giá trị để hưởng các chế độ ưu đãi quy định chung cho thương binh và để lĩnh trợ cấp thương tật khi thương binh còn ở trong quân đội, trong công an nhân dân vũ trang và khi thương binh đã xuất ngũ về địa phương. Mọi đề nghị hoặc khiếu nại của thương binh về nội dung của sổ thương binh do quân đội, công an nhân dân vũ trang cấp đều do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm chỉ đạo giải quyết”. Vì vậy, trường hợp bố của ông nếu đã được xác nhận là thương binh nhưng chưa được cấp sổ, đề nghị liên hệ với Cục Chính sách-Tổng cục Chính trị-Quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Cục Chính sách- Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền
Mẹ tôi tham gia kháng chiến bị địch bắt tù đày 8 năm tại Côn Đảo. Vừa qua chính phủ có chính sách hỗ trợ hàng tháng đối với đối tượng này. Khi đến liên hệ tại Sở LĐTBXH tp Đà Nẵng thì cán bộ Sở sau khi xem thẻ thương binh của mẹ tôi thì trả lời mẹ tôi không được hưởng chính sách này vì mẹ tôi đang hưởng chế độ thương binh. Vậy cho tôi hỏi như vậy có đúng không và việc này được quy định tại văn bản nào. Tôi chân thành cảm ơn

Hỏi bởi: Lê Hữu Phận lúc 18/10/2013 4:53:55 CH

Trả lời:  Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến có hoặc không có vết thương thực thể đã giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 33, Điều 34 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 thì vẫn được xem xét, giải quyết thêm chế độ trợ cấp tù đày hàng tháng./.
Ông Nguyễn Hiệp Hoằng tham gia cánh mạng tháng 8/1945, hy sinh 18/4/2011 đến ngày 19/01/2013 mới được công nhận là người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến Tổng Khởi nghĩa 19/8/1945,nhưng vậy cha đẻ, mẹ đẻ, vợ có được hưởng tuất trợ cấp hàng tháng ko?

Hỏi bởi: Liên lúc 18/10/2013 4:51:40 CH

Trả lời:  Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, trường hợp người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 chết thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau: “… Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31/12/2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận…”./.
Chúng tôi có nhận được đơn như sau: Bà Mùi là chị dâu của liệt sỹ Nguyễn Quang Trung ( Khi bà mùi về làm dâu, liệt sỹ mới 5 tuổi). Khi liệt sỹ hi sinh, mẹ đẻ liệt sỹ đã được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Đến nay bà Mùilàm đơn đề nghị được hưởng tuất đối với người có công nuôi dưỡng liêt sỹ vì từ khi bà về làm dâu, mẹ của liệt sỹ đã mất sức lao động không có khả năng nuôi liệt sỹ. Chồng bà ( là anh trai liệt sỹ ) đi biển bị địch bắt 2 lần, vì vậy một mình bà phải lao dộng để nuôi liệt sỹ và mẹ liệt sỹ. Kính mong được Cục trả lời cho chúng tôi được biết bà Mùi có đủ điều kiện được hưởng tuất đối với người có công nuôi dưỡng liệt sỹ hay không. Nếu được hồ sơ phải xác lập như thế nào?Bà Mùi chỉ cung cấp cho phòng Đơn đề nghị và biên bản đềnghị của gia tộc. Theo Thông tư 05 thì chỉ cần có văn bản đề nghị của họ tộc và được UBND phường xác nhận là được. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hỏi bởi: Nguyễn Thị Vân Anh lúc 09/10/2013 11:01:58 SA

Trả lời:  Theo qui định tại Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ thì “Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng liệt sĩ khi liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên”. Trường hợp bà Mùi nếu có thời gian nuôi liệt sĩ như qui định nêu trên, được gia đình, họ tộc liệt sĩ đồng ý bằng văn bản, Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận thì thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất liệt sĩ.
Trang 2 trong 17Đầu tiên    Trước   1  [2]  3  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)