Chuyên mục
Từ khóa
  Gửi câu hỏi
Mẹ có 01 con là liệt sỹ, 01 người con nuôi từ khi 4 tuổi là liệt sỹ (do bố mẹ đẻ của LS bị chết, ở với bác ruột từ năm 1952, lớn lên đi bộ đội và hy sinh năm 1970). Nhưng từ trước không làm thủ tục nhận con nuôi chỉ ở với gia đình và coi như con cháu trong nhà. Gia đình bà được tặng Bảng vàng danh dự vì đã có 03 quân nhân chống mỹ cứu nước trong đó có ghi tên của 2 liệt sỹ nêu trên. Vậy bà mẹ đó có được truy tặng danh hiệu bà mẹ VNAH không? trước kia chưa làm thủ tục nhận con nuôi thì nay cần làm thủ tục như thế nào để được truy tặng.

Hỏi bởi: Lê Thị Hằng lúc 09/10/2013 11:00:16 SA

Trả lời:  Theo qui định tại Điều 7 Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm chỉ đạo việc xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Theo đó, Trường hợp bà hỏi thuộc thẩm quyền trả lời của Bộ Nội vụ; đề nghị bà liên hệ với Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương - Bộ Nội vụ để được xem xét trả lời theo thẩm quyền/..
Tôi có người anh là liệt sĩ, hiện bố mẹ đã chết và liệt sĩ không có vợ con chỉ còn lại minh tôi là em ruôt duy nhất liệt sĩ. Trong trường hợp này tôi làm hồ sơ thờ cúng liệt sĩ thì có cần biên bản uỷ quyền hay không?

Hỏi bởi: Quang Duy lúc 09/10/2013 10:58:28 SA

Trả lời:  Trường hợp liệt sĩ còn thân nhân (cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con) thì các thân nhân phải làm Biên bản uỷ quyền cho một người đại diện thờ cúng. Nếu liệt sĩ chỉ còn duy nhất một thân nhân thì thân nhân đó đương nhiên hưởng trợ cấp thờ cúng (không cần Biên bản uỷ quyền). Đối với liệt sĩ không còn thân nhân thì người thờ cúng là người được họ tộc liệt sĩ sĩ uỷ quyền. Trường hợp của ông là em ruột liệt sĩ thì phải được uỷ quyền của họ tộc theo qui định tại Điều 21 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ và Điều 7 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.
Tôi có bố là thương binh đi chiến đấu nhiễm chất độc hóa học, tôi có thắc mắc là: “Tại sao đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% và trong biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 điều 42 của Nghị định 31CP kề từ ngày 1/1/2013. Hiện tại bố tôi đang hưởng mức 2: 61%-80% ( suy giảm khả năng lao động từ 21%- 40% mức trợ cấp bằng 0,76 lần mức chuẩn: từ 41%- 60% mức trợ cấp bằng 1,27 lần mức chuẩn: từ 61%- 80% mức trợ cấp bằng 1,27 lần mức chuẩn ? “ Tại sao lại quy định như thế và văn bản nào Vậy tôi viết đơn này kính mong ban pháp luật Việt Nam xem và trợ giúp tôi trả lời câu hỏi đó. Tôi xin chân thành cảm ơn! Người làm đơn NGUYỄN ANH HÀO

Hỏi bởi: Nguyễn Anh Hào lúc 08/10/2013 11:13:04 SA

Trả lời:  Tiết c điểm 1 khoản 31 mục 8 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định: “Tổng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật không vượt quá 100%. Trường hợp vượt quá 100% thì tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật làm căn cứ hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được xác định bằng 100% trừ đi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật”. Trong câu hỏi ông không nói rõ bố ông là thương binh có tỷ lệ thương tật là bao nhiêu %, biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bị nhiễm chất độc được xác lập vào thời điểm nào? và tỷ lệ suy giảm lao động là bao nhiêu%. Do câu hỏi của ông chưa rõ nên Cục Người có công chưa có cơ sở để trả lời cụ thể. Ông có thể tham khảo các các quy định về điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công tại các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.
Vì trong thời gian qua tôi (TB 4/4)có con đang học ĐH QG tại Hà nội, từ khi lập thủ tục hưởng chế độ Ưu đãi giáo dục-đào tạo theo diện chính sách Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Các kỳ học tôi đều được nhận đúng chế độ quy định, nhưng vừa qua (trong tháng 4 năm 2013) tôi đến nhận kỳ cuối thì phòng lao động-TBXH quận chỉ cấp 3 tháng mà không phải là 6 tháng như những lần trước, nên tôi đã thắc mắc và hỏi thì được giải thích theo chỉ đạo của Sở LĐTBXH TP là phải giấy xác nhận của trường ghi rõ ngày, tháng, năm thi tốt nghiệp (thi TN ngày tháng năm nào thì cấp đến đó)!. Nhưng tôi có đọc Thông tư 16 của liên Bộ LĐTBXH-GD ĐT- Bộ Tài chính thì không có quy định, mà chỉ nêu cấp chế độ ƯĐGD theo Luật Giáo dục năm 2005, ngoài ra không có văn bản nào quy định kỳ cuối thì cấp 3 tháng….?. Không chỉ riêng đối với trường hợp như của tôi, mà hiện nay có nhiều trường hợp tương tự học tại Hà nội, TP HCM…, Vì quá xa đi lấy xác nhận là phải mất chi phí ít nhất trên 3tr đồng nhưng nếu được

Hỏi bởi: Nhật Ca lúc 08/10/2013 11:05:44 SA

Trả lời:  Ngày 9/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ. Xin ghi nhận ý kiến của ông (bà) trong quá trình hoàn thiện Thông tư liên tịch./.
Tôi xin góp ý về chế độ ƯDGD-DT, theo tôi HD Thông tư 16 cũng như dự thảo TT này tôi hoàn toàn thống nhất về chi trả theo quy định Luật GD 2005. Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số địa phương chi trả ký cuối có 3 tháng, còn lại họ cho rằng căn cứ vào ngày thi tốt nghiệp, hoặc trong Bằng Tốt nghiệp có ghi ngày tháng tốt nghiệp để chi trả (như ở Đà Nẵng), nhưng trong thực tế trong Bằng TN không có ngày tháng TN mà chỉ năm TN, như vậy muốn nhận được 3 tháng còn lại thì đối tượng phải đi xin xác nhận ngày thi TN, trường hợp này nếu ở gần thì khả thi, còn ở xa thì không ai đi xin xác nhận cả...Vậy tôi đề nghị Bộ LĐTBXH nói rõ trong lần HD này và quán triệt kỹ các địa phương không đặt thêm quy định nào khác để đảm bảo công bằng và thống nhất chung. Thứ 2: Nên có quy định đối với trường hợp thi rớt mà tiếp tục ôn thi lại hoặc lý do gia cảnh mà không thi liền sau TN PTTH. Trước hết tôi xin có vài góp ý vậy, sau này nghiên cứu và sẽ góp ý thêm, xin cảm ơn./.

Hỏi bởi: Thanh Vân lúc 08/10/2013 11:05:14 SA

Trả lời:  Ngày 9/4/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ. Xin ghi nhận ý kiến của ông (bà) trong quá trình hoàn thiện Thông tư liên tịch./.
Hỏi: Người tham gia cơ sở bí mật và làm liên lạc có được hưởng chế độ gì không? Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Bà Nguyễn Thị Hồng Cúc; trú tại KP3, Phú Thủy Phan Thiết, Bình Thuận có tham gia cơ sở bí mật và làm liên lạc viên cho mốt số cán bộ cách mạng về địa phương hoạt động bí mật từ 1955 đến năm 1960 và sau đó cơ sở bị địch phát hiện; tổ chức đã đưa bà đi tham gia cách mạng cho đến lúc nghỉ hưu (khi tính thời gian về hưu, bà chưa tính thời gian làm liên lạc). Bà hỏi; như vậy bà có được hưởng chế độ gì không và liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết? Nguyễn Vĩnh Phúc Đại biểu HĐND P. Phú Thủy, Phan Thiết, Bình Tuận ĐT: 0908180646, email: vinhphuc1953@gmail.com

Hỏi bởi: Nguyễn Vĩnh Phúc lúc 08/10/2013 11:04:42 SA

Trả lời:  http://nguoicocong.gov.vn. Cục Người có công xin trả lời như sau: Điều 32 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm…”. Do câu hỏi của ông chưa rõ nên Cục Người có công chưa có cơ sở để trả lời cụ thể. Ông có thể tham khảo các các quy định về điều kiện tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công tại các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội./.
Xin hỏi: Trường hợp con TB đã học cao đẳng được 1 năm và đã được giải quyết chế độ ưu đãi giáo dục.Vì lý do sức khỏe, bệnh tật đã bỏ dở dang việc học cao đẳng, nay lại tiếp tục theo học hệ trung cấp sư phạm của 1 trường cao đẳng khác thì có được giải quyết hưởng chế độ ưu đãi giáo dục tiếp không?được hưởng như thế nào? trân trọng cảm ơn.

Hỏi bởi: Nguyễn Trung Thông lúc 20/09/2013 8:22:47 SA

Trả lời:  Căn cứ tiết a, điểm 2, Mục I Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/11/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ đã quy định rõ phạm vi áp dụng: “… học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi theo học hệ chính qui tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học”. Vì vậy trường hợp đã hưởng ưu đãi trong giáo dục ở hệ cao đẳng thì không được hưởng chế độ ưu đãi ở hệ trung cấp./.
bố tôi có hai thẻ thương binh hạng 3/4: 41% và bệnh binh hạng 2: 61%. hiện nay bố tôi đang hưởng chính sách theo chế độ thương binh. Vậy xin phép được hỏi với các chế độ chính sách mới hiện nay bố tôi có được hưởng cả 2 chế độ hay không? Xin Cục người có công cho ý kiến và trả lời. Rất mong nhận được phản hồi nhanh nhất.Xin chân thành cảm ơn!

Hỏi bởi: hoàng thị hạ lúc 11/09/2013 11:26:24 SA

Trả lời:  Khoản 5 Điều 31 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định thương binh đồng thời là bệnh binh như sau: 1. Trường hợp đã giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh. 2. Trường hợp đã giám định gộp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật: a) Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu có thời gian công tác liên tục trong quân đội, công an từ đủ 15 năm trở lên hoặc chưa đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhưng cộng thời gian công tác thực tế trước đó có đủ 20 năm trở lên; b) Được hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh nếu sau khi đã trừ tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật còn từ 41% trở lên, mức trợ cấp được hưởng theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đã trừ; Thời điểm hưởng thêm một chế độ trợ cấp được tính từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp. Trường hợp bố của bà nếu đủ điều kiện về thời gian công tác hoặc điều kiện về giám định như quy định đã nêu thì được hưởng đồng thời 2 chế độ thương binh và bệnh binh./.
Tại Điều 46 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP và Điều 33 Thông tư số 05/TT-BLĐTBXH có quy định về hồ sơ thủ tục giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng cho những người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày trước đây đã được hưởng trợ cấp 1 lần. Nhìn vào Mẫu TĐ1 của Thông tư số 05/TT-BLĐTBXH thấy rất đơn giản: Người thuộc diện thụ hưởng chỉ cần điền tên, ngày sinh, số Quyết định đã được trợ cấp trước đây sau đó nộp cho UBND cấp xã là xong. Tuy nhiên, đối với rất nhiều trường hợp (nhất là đồng bào dân tộc thiểu số)khi được trợ cấp 1 lần trước đây họ không có nhận quyết định trợ cấp hoặc quyết định trợ cấp đã bị thất lạc thì việc lập hồ sơ là không thể làm được. Trong khi đó xin sao lục tại Phòng LĐTBXH huyện và Sở LĐTBXH tỉnh đều bị từ chối sao lục. Không lẻ những người bị thất lạc quyết định không thể được hưởng chính sách mà đáng lẻ họ phải được hưởng theo quy định? Ý kiến cá nhân: Từ Trung ương phải quyết liệt chỉ đạo việc thực hiện, Phòng LĐTBXH huyện và Sở LĐTBXH tỉnh phải tạo điều kiệ

Hỏi bởi: Đinh Văn Yên lúc 10/09/2013 5:12:07 CH

Trả lời:  Theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân quy định chi tiết trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã được hưởng trợ cấp 1 lần nay làm thủ tục chuyển sang hưởng trợ cấp hàng tháng như sau: Cá nhân lập bản khai gửi UBND cấp xã nơi cư trú. Sau đó các bước tiếp theo sẽ do các cơ quan gồm UBND cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện tiếp. Cá nhân ngoài việc lập bản khai không phải thực hiện thêm thủ tục nào nữa./.
Tôi có đọc và nghiên cứu các nghị định và văn bản kể cả văn bản mới đây là Nghị định 31 của Chính phủ V/v quy định chi tiết, hướng dẫn một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Tôi thấy chưa cụ thể về chê độ mai táng phí cho đối tượng chính sách người có công khi chết; hiện nay được tính như thế nào, mức cụ thể quy định ra sao ? Tại công văn nào?

Hỏi bởi: Sô Minh Chiến lúc 06/09/2013 5:30:51 CH

Trả lời:  Khi người có công chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí với mức theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung. Nếu người có công không thuộc đối tượng do bảo hiểm xã hội chi trả thì trợ cấp mai táng phí được chi từ nguồn kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Bà ngoại tôi được hưởng chế độ thương binh với mức trợ cấp 748000d/tháng, có công với cách mạng 653000d/tháng. bà ngoại tôi được tặng thưởng huân chương kháng chiến chống mỹ hạng ba, kỉ niệm chương chiến sĩ cách mạng bị địch bắt từ, đày. Theo nghị định 31/2013/NĐ-CP thì người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày được hưởng 0,6 lương cơ bản. Vậy, bà ngoại tôi có được hưởng chế độ đó hay không và thủ tục như thế nào

Hỏi bởi: hoang son lúc 23/08/2013 8:17:20 SA

Trả lời:  Trường hợp của bà ngoại ông nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân thì được giải quyết thêm chế độ tù đày hàng tháng./.
Gia đình Liệt sỹ còn 5 người chị,em ruột của Liệt sỹ,( Trong đó có 2 người em trai, và 4 chị gái đã đi lấy chồng)Khi bố mẹ Liệt sỹ còn sống các cụ ở với người con trai út, bàn thờ hương hỏa gia tiên và Liệt sỹ do các cụ đảm nhiệm , đến khi bố, mẹ liệt sỹ lần lượt qua đời, khi chết các cụ không có di chúc. đến nay khi triển khai chế độ thờ cúng Liệt sỹ theo pháp lệnh 04 thì xảy ra tranh chấp giữa 2 người em trai Liệt sỹ, UBND xã mời tất cả 5 chị em đến để họp bàn thống nhất ủy quyền cho 1 người lập hồ sơ thờ cúng Liệt sỹ. Kết quả 4 chị gái ủy quyền cho người em với lý do: Lúc trước ông bà còn sống ở với người em và được người em chăm sóc, hiện người em đang giữ bằng TQGC (mặc dù không được ủy quyền của bố mẹ Liệt sỹ bằng văn bản). Người anh đòi quyền thờ cúng Liệt sỹ với lý do sảy vai xuống cánh là anh cả trong gia đình nên cũng có quyền.Xin hỏi UBND xã có thể vận dụng Thiểu số phục tùng đa số được không. Nếu không giải quyết theo cách nào xin các bác cho xin ý kiến chỉ đạo.Các bác cố

Hỏi bởi: tran van linh lúc 16/08/2013 7:48:02 SA

Trả lời:  Việc thống nhất uỷ quyền người thờ cúng liệt sĩ thuộc trách nhiệm của gia đình, họ tộc liệt sĩ. Nếu gia đình, họ tộc liệt sĩ chưa thống nhất được uỷ quyền người thờ cúng liệt sĩ thì không có căn cứ giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
Xin tư vấn cho tôi trường hợp như sau: Cha tôi là đối tượng hưởng hưu trí, đồng thời hưởng thương binh, tuất liệt sỹ. Khi còn sống cha tôi có cưới thêm vợ 2 sau khi mẹ tôi qua đời. Mặc dù con cái và họ hàng phản đối nhưng cha tôi vẫn đăng ký kết hôn và nhập hộ khẩu cho bà. Nay cha tôi đã qua đời. Theo quy định cha tôi được hưởng trợ cấp mai táng phí tại bảo hiểm xã hội; trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp phụ cấp ưu đãi; và vì cha tôi mất vào ngày 05/7/2013 nên theo quy định cha tôi vẫn được hưởng các khoản lương hưu trí, thương binh, tuất liệt sỹ của tháng 7/2013. Vậy các khoảng trợ cấp nêu trên ai là người được hưởng hợp pháp? Bởi vì khi cha tôi còn sống vợ kế không hề thực hiện trách nhiệm chăm sóc ông. Khi ông mất anh em chúng tôi là người đứng ra lo mai táng cho ông. Vậy nếu chúng tôi muốn hưởng tất cả các khoản trợ cấp nói trên thì có được không? Nếu được hay không thì căn cứ theo những văn bản quy định nào? Xin chân thành cảm ơn!

Hỏi bởi: Phan Thị Thanh Nhàn lúc 16/08/2013 7:45:09 SA

Trả lời:  Trợ cấp tháng 7 của cha bà được tính là di sản để lại. Khi cha bà mất đi không để lại di chúc thì việc phân chia di sản thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành./.
Tôi nhập ngũ ngày 08/4/1969. Từ tháng 8/1969, huấn luyện tại Đoàn 22 QK 4( đóng tại huyện Nông Cống, Thanh Hóa). Từ tháng 02 năm 1970 đến tháng 03/ 1971, chiến đấu tại chiến trường Lào, thuộc C16, E148, F 316. Bị thương ngày 09/03/1971 tại chiến trường Lào.Từ tháng 03/1971 đến tháng 10 năm 1971, học lớp Y tá tại Tiểu đoàn Quân y, Bộ tư lệnh Miền tây. Từ tháng 10/1971 đến tháng 10/1973, làm Y tá tại C2, D15,đơn vị công binh thuộc Bộ Tư lệnh Miền Tây.Từ tháng 10/1973 đến tháng 10/1974, về đơn vị an dưỡng tại C5, Đoàn 70, Quân khu 4. Tháng 10 năm 1974, được Đoàn 70 QK 4 ra QĐ cho phục viên, về quê tại xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh ( Nay đoàn 70 QK 4 đã giải thể). Tháng 2 năm 1981, tôi đưa gia đình vào Miền Nam đi xây dựng kinh tế mới tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai( nay là xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).Làm cán bộ địa phương tại đây, và đã được nghỉ hưu từ tháng 10/2010. Tháng 10 năm 2009, do di chuyển chỗ ở, nên Quyết định phục viên của

Hỏi bởi: Ngô Xuân Thái lúc 16/08/2013 7:41:25 SA

Trả lời:  Quyết định phục viên đối với quân nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng. Thời điểm ông bị thương ngày 9/3/1971 ông công tác tại C16 E148 F316 thuộc quân đội quản lý. Về hồ sơ, thủ tục xác nhận thương binh: Điều 69 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định: Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý. Điều 18 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định người bị thương khi đang phục vụ trong quân đội do Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể. Đề nghị ông liên hệ với Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng để được hướng dẫn cụ thể./.
Tôi có người em sinh năm 1985, trên đường đi về nhà có nghe tiếng kêu cứu trong nhà, khi đến thì thấy lửa đang bốc cháy trong nhà, em tôi liền chạy vào dập lửa không cho lửa bùng to. Trong đó, phía cửa xăng tràn trên sàn và bén lửa rất mạnh nên em tôi quay lại dập tắt thì bị trượt chân ngả xuống ngay đám lửa và bị cháy toàn thân. Vậy trường hợp em tôi có được xác nhận là thương binh không, thủ tục thế nào, gặp cơ quan nào Xin chân thành cám ơn

Hỏi bởi: Nguyễn Đình Cả lúc 16/08/2013 7:38:34 SA

Trả lời:  Nếu biên bản xảy ra sự việc thể hiện đúng như ông trình bày thì em của ông có thể được xem xét giải quyết chế độ người hưởng chính sách như thương binh do đã có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Hồ sơ xác nhận và thủ tục hồ sơ theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Trang 3 trong 17Đầu tiên    Trước   1  2  [3]  4  5  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)