Đêm nghệ thuật do nhà văn Nguyễn
Khắc Phục viết kịch bản văn học, Nhạc sĩ Trọng Đài làm Tổng đạo diễn với sự tham
gia của gần 10.000 nghệ sĩ chuyên nghiệp và không chuyên đến từ các trường đại
học, cao đẳng, các câu lạc bộ tại thành phố đã góp sức làm nên một đêm nghệ
thuật rực rỡ, hoành tráng và đậm chất sử thi. Chương trình đã tái hiện một Hà
Nội linh thiêng và hào hoa và để lại ấn tượng khó quên trong lòng người dân về
một thành phố Rồng bay, một đất nước rạng rỡ gấm hoa.
Sau lời khai mạc phát biểu khai mạc ngắn gọn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn
Thế Thảo, đêm nghệ thuật "Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay" đã diễn ra
tưng bừng với màn trống đồng rộn rã, và những màn trình diễn công phu với nghệ
thuật xếp hình.
 |
Chương trình được trình diễn công
phu kết hợp với hiệu ứng của âm thanh, ánh sáng Laser và màn hình 3D. Hình ảnh
đầu tiên là hình tượng Rồng xuất hiện, bay xuống trên nền hình chiếu thành Thăng
Long, lượn giữa không gian, sà xuống sân khấu Trống đồng phun lửa, rồi lại vút
lên cao trong tiếng dồn vang của 100 chiếc trống đồng. Hình ảnh Vua Lý Thái Tổ
được tạo dựng bằng công nghệ ánh sáng, xuất hiện với hào quang rực rỡ, linh
thiêng, lời "Chiếu dời đô" vang lên rành rẽ cùng hình ảnh hai con rồng bay lên
ghi dấu thời khắc lịch sử khai sáng kinh đô Thăng Long.
 |
 |
Chương trình dài dài 90 phút, với
nội dung gồm 3 phần khái quát tiến trình lịch sử dân tộc: "Quyết định trọng đại"
- Vua Lý Thái Tổ ra quyết định dời đô. Việc vua Lý Thái Tổ định đô tại Thăng
Long là một sự kiện trọng đại đối với quốc gia Đại Việt. Trải qua nhiều triều
đại với các tên gọi khác nhau nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn là chốn kinh kỳ, là
nơi anh hùng hào kiệt bốn phương tụ hội, thi thố tài năng, hiến dâng trí lực của
mình cho đất nước.
Trong các màn tiếp theo, một Hà Nội linh thiêng, một "Thủ đô ngàn năm văn hiến"
- tái hiện giai đoạn lịch sử từ thời Trần - Lê thể hiện cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên Mông xâm lược, cùng ý chí quyết chiến quyết thắng thể hiện trong
diễn cảnh Hội nghị Diên Hồng và lời Hịch tướng sĩ đanh thép của Hưng Đạo Vương
Trần Quốc Tuấn; lời thơ “ Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu; Hay thời nhà
Lê được tái hiện với lời “Đại cáo bình Ngô” ...

|
|
Phần 3 với tên gọi "Thời đại Hồ
Chí Minh - Thành phố Vì hòa bình" tái hiện giai đoạn lịch sử trước khi thành lập
Đảng CSVN đến nay. Tái hiện giai đoạn kháng chiến chống Pháp, và chống Mỹ, đất
nước chìm trong lầm than, và gian nan. Nhưng với tinh thần đoàn kết dân tộc và ý
chí sắt đá, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
cả đất nước đã đồng lòng kháng chiến và đi đến bến bờ thắng lợi, với khúc khải
hoàn đại thắng mùa xuân 1975, niềm vui vỡ oà trong cờ hoa bất tận ngày đất nước
thống nhất. Bài hát “Đất nước trọn niềm vui” cùng với hình ảnh chiếc xe tăng
tiến vào Dinh Độc lập.
 |
 |
Phần cuối chương trình, những
diễn viên và người đẹp trong những tà áo dài cổ điển, những mái tóc vấn theo lối
xưa, những sinh hoạt của người thủ đô đã khắc họa nét thanh lịch, sang trọng của
người con gái Hà thành trong bối cảnh của Hà Nội xưa. Hà Nội trở lại sâu lắng,
duyên dáng trong vũ điệu hoà bình. Hơn 500 nữ sinh Hà Thành trong trang phục áo
dài mầu thiên thanh cầm nón múa nhẹ nhàng. Một Hà Nội nên thơ, thanh lịch hiện
hữu qua từng bước chuyển của những thanh nữ, bên những gánh hàng hoa dung dị…
So với đêm tổng duyệt, Đêm nghệ
thuật "Thăng Long - Hà Nội - Thành phố Rồng bay" có một số thay đổi, trong phần
1 của chương trình được cắt bớt các màn "Thủa Hồng hoang" và "Hoài thai" để cho
phần mở màn được tươi sáng hơn. Một yếu tố khác là Hoa hậu Ngọc Hân đã không
xuất hiện trong màn trình diễn áo dài như trong kịch bản.
Màn trình diễn bắn pháo hoa nghệ
thuật đã kết thúc "bữa tiệc" của âm thanh, ánh sáng và nghệ thuật trình diễn
đỉnh cao. Khép lại một lễ hội đặc biệt, một ấn tượng không thể nào quên trong
lòng người Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
(Tổng hợp)