Lũ khẩn cấp trên các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị

Mưa lớn từ ngày 2/10 đến nay đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở ba tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị làm 14 người chết, mất tích và bị thương, hàng chục nghìn căn nhà bị ngập nước, hư hại.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lũ sông Kiến Giang tại Lệ Thủy đang ở mức đỉnh là 3,81m (trên BĐ3: 1,11m, thấp hơn đỉnh lũ năm 1979 là 0,10m). Lũ sông Gianh tại Quảng Bình, sông La tại Hà Tĩnh đang lên và ở mức cao, sông Kiến Giang tại Quảng Bình và các sông ở Quảng Trị đang xuống chậm.
 
Dự báo, lũ sông Gianh tại Quảng Bình, sông La tại Hà Tĩnh tiếp tục lên cao, các sông ở Quảng Trị xuống dần. Đến trưa, chiều nay (5/10), lũ trên các sông có khả năng như sau :   Sông La tại Linh Cảm lên mức 5,5m, ở mức BĐ2; Sông Gianh tại Mai Hóa lên mức 8,5m, trên BĐ3: 2,0m; Sông Kiến Giang tại Lệ Thủy xuống mức 3,5m, trên BĐ3: 0,8m; Sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn xuống mức 3,0m, trên BĐ1: 0,5m.
 
Cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình. Tình trạng ngập sâu ở vùng trũng, hạ lưu các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị vẫn còn tiếp diễn.  
 
Ban Chỉ đạo PCLB T.Ư, Ủy ban Quốc gia TKCN đã có các Công điện số 27/CÐ-PCLBT.Ư và số 28/CÐ-PCLBT.Ư chỉ đạo công tác đối phó tình hình mưa, lũ các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Trong đó, tập trung chỉ đạo chống lũ theo cấp báo động; bảo đảm an toàn hồ chứa; tổ chức rà soát, sơ tán dân khỏi vùng thấp, trũng, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, vùng hạ lưu các hồ chứa có khả năng mất an toàn. Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam chỉ đạo các Tổng công ty Ðiện lực miền bắc, miền trung và các đơn vị trực thuộc triển khai đối phó với mưa, lũ bảo đảm an toàn đập thủy điện Hố Hô và các đập thủy điện khác trong vùng ảnh hưởng của mưa lũ. Ðồng thời cử đoàn công tác của Tổng công ty Ðiện lực miền
 
Bộ Y tế chủ động chống mưa lũ

Ngày 4/10, Bộ Y tế ra Công điện khẩn số 6637/CÐ-BYT yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế theo dõi diễn biến của thời tiết và có kế hoạch phòng, chống mưa lũ cụ thể với từng địa phương, đơn vị; chủ động triển khai ngay các phương án bảo vệ hoặc di dời cơ sở  y tế để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người bệnh, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các vùng có nguy cơ xảy ra mưa lũ; lên kế hoạch chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng trũng, thấp và vùng có nguy cơ ngập úng, lũ quét, lũ ống xảy ra cục bộ ở những địa hình có nhiều đồi núi.

Các cơ sở y tế tổ chức trực ban, trực cấp cứu 24/24 giờ, sẵn sàng thu dung và cấp cứu miễn phí cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra. Các đội cấp cứu cơ động luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có lệnh. Ðơn vị trực thuộc bộ chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, hóa chất, thiết bị phương tiện và phân công các đội y tế cơ động trực 24/24 giờ, sẵn sàng hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả do mưa, bão gây ra.

  • Theo Minh Hải (VnMedia)

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)