Đúng
1 giờ chiều 16/2, Lễ truy điệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng bắt đầu. Bà
Thân Thị Thư – Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh đã
đọc diễn văn ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
và nhấn mạnh: “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng ra đi, Đảng bộ thành phố Hồ Chí
Minh mất đi một Đảng viên trung kiên, luôn cháy bỏng tình yêu cách
mạng, tình yêu cuộc sống. Đất nước mất đi một cây đại thụ văn học Nam
bộ."

|
Đông đảo các thế hệ nhà văn của Việt Nam đã đến viếng.
|
Bước
vào nghiệp văn chương từ năm 14 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang Sáng để lại
một gia tài khổng lồ với hơn 30 tập truyện ngắn, truyện dài, kịch bản.
Trong đó, có nhiều tác phẩm được dựng thành phim và gặt hái thành công
vang dội. Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm 2000 và nhiều giải thưởng cao quý vinh dự khác.
Với
vốn sống chiến trường máu lửa, ông đã viết ra những tác phẩm xuất sắc
về cuộc chiến đấu chống Mỹ của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc
đời, văn nghiệp và lòng yêu tổ quốc nồng nàn của nhà văn Nguyễn Quang
Sáng đã trở thành biểu tượng sáng tạo nghệ thuật Cách mạng chân chính,
vừa mang tính rắn rỏi của người lính vừa thể hiện sự lãng mạn, chân chất
của con người Nam bộ.
Có
mặt tại lễ truy điệu nhà văn Nguyễn Quang Sáng, nhà thơ Phạm Sỹ Sáu cho
biết: "Nhà văn Nguyễn Quang Sáng ra đi là một mất mát lớn của thơ ca
Việt Nam và Nam bộ nói riêng. Những tác phẩm như Cánh đồng hoang, Mùa
gió chướng hay Chiếc lược ngà đã tạo nên hình ảnh một Phạm Quang Sáng
rất bình thường và dung dị."
|
Một cảnh trong phim "Cánh đồng hoang". (Nguồn: Báo Dân trí)
|
Trong
lễ truy điệu chiều nay, nhiều nhà văn, nhà thơ và văn nghệ sĩ của thành
phố đã đến thắp hương và tiễn biệt nhà văn Nguyễn Quang Sáng về nơi an
nghỉ cuối cùng. Nhớ về ông là nhớ về một tấm gương lao động miệt mài,
sức sáng tạo bền bỉ và tình yêu thương con người chân thành từ sâu trái
tim và khối óc. Những tác phẩm thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước,
khắc họa cuộc sống chiến đấu oanh liệt của nhân dân Nam bộ trên “Cánh
đồng hoang” giữa “Mùa gió chướng” mãi mãi là hành trang văn hóa, tinh
thần cho thế hệ mai sau.
Chủ
tịch Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh - Lưu Quang Trang cho biết: "Nhà
văn Nguyễn Quang Sáng cũng là một lãnh đạo nhiều kỳ tại Hội Nhà văn
thành phố. Ông tự nói mình không phải là người có năng khiếu từ nhỏ mà
kinh nghiệm đúc kết từ quá trình thực tế và chiến đấu. Ông đã có những
tác phẩm lớn với tác phẩm sâu sắc. Những nhà văn trẻ hiện nay có thể học
ở ông bài học lớn về nhiệt tình sáng tác, gắn bó với dân tộc và không
ngừng rèn luyện mình để trở thành cây bút xuất sắc."
Sau
Lễ truy điệu, linh cữu nhà văn Nguyễn Quang Sáng được đưa đi hỏa táng
tại Nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Được
biết, trong 2 ngày qua đã có hơn 200 đoàn đại biểu đến viếng và chia
buồn cùng gia đình nhà văn Nguyễn Quang Sáng tại nhà tang lễ thành phố
Hồ Chí Minh. Trong đó có các đoàn của lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và
Nhà nước./.
• Theo VOV