Năm 2017: Giải quyết căn bản hồ sơ người có công còn tồn đọng

 


Toàn cảnh Hội nghị
Phấn đấu năm 2017 giải quyết căn bản hơn 3.000 hồ sơ người có công gồm liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang tồn đọng tại các địa phương. Đó là mục tiêu được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đặt ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh – liệt sĩ (27/7/1947 – 2017) và công tác giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng tại địa phương, ngày 17/2, tại Thành phố Hải Phòng. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tới dự và chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có đồng chí Huỳnh Văn Tí, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH, Chuyên gia cao cấp của tổ công tác xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng của Trung ương;  đồng chí  Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng; đại diện Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam...cùng đại diện các Sở LĐ-TBXH từ Thừa Thiên Huế trở ra và  05 tỉnh, thành phố được chọn làm điểm giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng.

Trước khi diễn ra Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng các đại biểu tới đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ thành phố.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các đại biểu bàn chuyên sâu và cho ý kiến về Kế hoạch tổ chức thực hiện Kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh- liệt sĩ và công tác giải quyết hồ sơ người có công còn tồn động.

“Hiện nay các địa phương đã và đang chuẩn bị tích cực báo cáo cấp ủy, chính quyền ban hành Chỉ thị, kế hoạch về tổ chức Kỷ niệm 70 năm. Trung ương Đảng và Chính phủ cũng đã cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị của Ban Bí thư và Kế hoạch tổ chức cấp Quốc gia Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – liệt sĩ. Hôm nay, Bộ chính thức thống nhất với địa phương về nội dung trên và bàn cách làm chủ yếu nhằm tạo sự thống nhất trên quy mô của cả nước” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện cả nước tồn đọng khá lớn hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng. Đặc biệt, xuất hiện tình trạng hồ sơ giả, lợi dụng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước để trục lợi, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội, tạo bức xúc đối với người có công với cách mạng.

Trước tình hình đó, năm 2016, Bộ LĐ-TBXH đã chủ trương thí điểm triển khai xem xét, xác nhận người có công với cách mạng theo quy trình chặt chẽ, công khai, dân chủ, phát huy đúng mức trách nhiệm của các cấp, các ngành. 9 tỉnh thành phố được chọn làm điểm và mở rộng là: Lai Châu, Bắc Cạn, Thái Bình, Đà Nẵng, Long An, Tiền Giang, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Qua đó, Tổ công tác Trung ương đã thống nhất đề nghị xác nhận 86 trường hợp người có công với cách mạng, bao gồm 75 liệt sĩ thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ và 11 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thời kỳ chống Mỹ.

“Trong năm 2017, Bộ LĐ-TBXH sẽ vào cuộc quyết liệt giải quyết cơ bản hơn 3.000 hồ sơ người có công còn tồn đọng; đặc biệt xử lý nghiêm minh và thích đáng mọi trường hợp làm giả hồ sơ người có công” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh tại Hội nghị.

Đồng chí Huỳnh Văn Tí - Chuyên gia cao cấp của tổ công tác xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng của Trung ương phát biểu tại Hội nghị

Có thể thấy, việc xem xét, xác nhận người có công với cách mạng có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đã mang lại cho người có công và gia đình người có công niềm động viên lớn sau bao năm mong mỏi, đợi chờ; được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người đã có quá trình hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc. Nhiều hồ sơ tồn đọng khá lâu, tư liệu, nhân chứng lịch sử không đầy đủ hoặc không còn nên các địa phương đã phải tích cực khai thác tối đa thông tin từ các nguồn khác nhau; có nơi như Long An phải thu thập thêm thông tin từ Ban Liên lạc tù Phú Quốc hoặc mời tất cả các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ các thời kỳ cùng với các đồng chí lão thành cách mạng để lắng nghe ý kiến trước khi Ban Chỉ đạo cấp tỉnh họp xét, đề nghị. Những trường hợp hồ sơ còn có những điểm mâu thuẫn hoặc chưa rõ, hoặc thiếu cơ sở vững chắc… đều được các địa phương tổ chức xác minh làm rõ và có kết luận cụ thể.

Tuy nhiên, việc nắm bắt tình hình, theo dõi hồ sơ không chặt chẽ nên có nơi báo cáo số liệu hồ sơ tồn đọng không chính xác; hồ sơ hiện chưa giải quyết lẽ ra phải được xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định hiện hành nhưng lại xếp vào hồ sơ tồn đọng; Việc xác lập hồ sơ ở các địa phương nói chung vẫn còn có trường hợp chưa thật chặt chẽ, cơ sở chưa thật vững chắc, thiếu chuẩn xác, chất lượng hồ sơ chưa bảo đảm, vẫn còn biểu hiện tập trung nhiều vào thủ tục hành chính, chưa coi trọng đúng mức đến việc đánh giá các yếu tố thể hiện trong hồ sơ.

Như vậy, thông qua đợt thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng, một số kinh nghiệm rút ra bước đầu. Theo đó, với hồ sơ tồn đọng khá lâu, nhiều trường hợp tư liệu và nhân chứng lịch sử không đầy đủ hoặc không còn, có những hồ sơ khá phức tạp nên cần phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét thận trọng, tránh tình trạng chạy theo tiến độ, thiết lập hồ sơ, xét duyệt không chặt chẽ. Quá trình đó, phải bám sát các khâu, các bước theo đúng Kế hoạch do Cục Người có công ban hành; đặc biệt, hết sức coi trọng các bước ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn , đây là khâu hết sức quan trọng, đặc biệt  là phải thực hiện tốt khâu công khai, dân chủ, tạo được sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là các đồng chí Lão thành cách mạng, những người đã từng tham gia kháng chiến.

Phát huy những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra qua triển khai thí điểm việc xem xét đề nghị xác nhận người có công với cách mạng ở 5 tỉnh, thành phố và một số tỉnh khác trong thời gian qua, năm 2017 và thời gian sắp đến tiếp tục triển khai ở các địa phương còn lại theo hướng sau:

1. Việc xem xét, đề nghị xác nhận người có công với cách mạng phải được tiến hành khẩn trương, nhưng phải hết sức chặt chẽ, nghiêm túc, nêu cao trách nhiệm của các cấp, các ngành. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng làm giả hồ sơ, xử lý nghiêm minh và thích đáng mọi trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước để trục lợi cá nhân.

2. Các địa phương cần rà soát thật kỹ số lượng hồ sơ người có công tồn đọng, phân loại cụ thể từng loại đối tượng để từ đó xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp theo hướng dẫn của Cục Người có công.

3. Cấp uỷ, chính quyền các cấp ở các tỉnh, thành phố tổ chức sinh hoạt, quán triệt thật kỹ chủ trương, kế hoạch, quan điểm, phương pháp và đặc biệt là phải xác định thật rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành cũng như của hội đồng xét duyệt chính sách cấp xã, huyện và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong từng bước, từng khâu của quy trình xem xét, đề nghị xác nhận người có công với cách mạng.

 

4. Tiếp tục duy trì và phát huy đúng mức trách nhiệm của Tổ công tác Trung ương, giữ vững mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Tổ công tác với các địa phương.

Ngày cập nhật: 17-02-2017


Toàn cảnh Hội nghị
Phấn đấu năm 2017 giải quyết căn bản hơn 3.000 hồ sơ người có công gồm liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đang tồn đọng tại các địa phương. Đó là mục tiêu được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đặt ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh – liệt sĩ (27/7/1947 – 2017) và công tác giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng tại địa phương, ngày 17/2, tại Thành phố Hải Phòng. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tới dự và chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có đồng chí Huỳnh Văn Tí, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH, Chuyên gia cao cấp của tổ công tác xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng của Trung ương;  đồng chí  Lê Khắc Nam – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng; đại diện Bộ Công An, Bộ Quốc phòng, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam...cùng đại diện các Sở LĐ-TBXH từ Thừa Thiên Huế trở ra và  05 tỉnh, thành phố được chọn làm điểm giải quyết hồ sơ người có công còn tồn đọng.

Trước khi diễn ra Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng các đại biểu tới đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ thành phố.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phát biểu khai mạc Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các đại biểu bàn chuyên sâu và cho ý kiến về Kế hoạch tổ chức thực hiện Kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh- liệt sĩ và công tác giải quyết hồ sơ người có công còn tồn động.

“Hiện nay các địa phương đã và đang chuẩn bị tích cực báo cáo cấp ủy, chính quyền ban hành Chỉ thị, kế hoạch về tổ chức Kỷ niệm 70 năm. Trung ương Đảng và Chính phủ cũng đã cho ý kiến về dự thảo Chỉ thị của Ban Bí thư và Kế hoạch tổ chức cấp Quốc gia Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh – liệt sĩ. Hôm nay, Bộ chính thức thống nhất với địa phương về nội dung trên và bàn cách làm chủ yếu nhằm tạo sự thống nhất trên quy mô của cả nước” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện cả nước tồn đọng khá lớn hồ sơ đề nghị công nhận người có công với cách mạng. Đặc biệt, xuất hiện tình trạng hồ sơ giả, lợi dụng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước để trục lợi, gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội, tạo bức xúc đối với người có công với cách mạng.

Trước tình hình đó, năm 2016, Bộ LĐ-TBXH đã chủ trương thí điểm triển khai xem xét, xác nhận người có công với cách mạng theo quy trình chặt chẽ, công khai, dân chủ, phát huy đúng mức trách nhiệm của các cấp, các ngành. 9 tỉnh thành phố được chọn làm điểm và mở rộng là: Lai Châu, Bắc Cạn, Thái Bình, Đà Nẵng, Long An, Tiền Giang, Ninh Thuận, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Qua đó, Tổ công tác Trung ương đã thống nhất đề nghị xác nhận 86 trường hợp người có công với cách mạng, bao gồm 75 liệt sĩ thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ và 11 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh thời kỳ chống Mỹ.

“Trong năm 2017, Bộ LĐ-TBXH sẽ vào cuộc quyết liệt giải quyết cơ bản hơn 3.000 hồ sơ người có công còn tồn đọng; đặc biệt xử lý nghiêm minh và thích đáng mọi trường hợp làm giả hồ sơ người có công” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh tại Hội nghị.

Đồng chí Huỳnh Văn Tí - Chuyên gia cao cấp của tổ công tác xác nhận hồ sơ người có công tồn đọng của Trung ương phát biểu tại Hội nghị

Có thể thấy, việc xem xét, xác nhận người có công với cách mạng có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đã mang lại cho người có công và gia đình người có công niềm động viên lớn sau bao năm mong mỏi, đợi chờ; được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, thể hiện trách nhiệm và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với những người đã có quá trình hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc. Nhiều hồ sơ tồn đọng khá lâu, tư liệu, nhân chứng lịch sử không đầy đủ hoặc không còn nên các địa phương đã phải tích cực khai thác tối đa thông tin từ các nguồn khác nhau; có nơi như Long An phải thu thập thêm thông tin từ Ban Liên lạc tù Phú Quốc hoặc mời tất cả các đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ các thời kỳ cùng với các đồng chí lão thành cách mạng để lắng nghe ý kiến trước khi Ban Chỉ đạo cấp tỉnh họp xét, đề nghị. Những trường hợp hồ sơ còn có những điểm mâu thuẫn hoặc chưa rõ, hoặc thiếu cơ sở vững chắc… đều được các địa phương tổ chức xác minh làm rõ và có kết luận cụ thể.

Tuy nhiên, việc nắm bắt tình hình, theo dõi hồ sơ không chặt chẽ nên có nơi báo cáo số liệu hồ sơ tồn đọng không chính xác; hồ sơ hiện chưa giải quyết lẽ ra phải được xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định hiện hành nhưng lại xếp vào hồ sơ tồn đọng; Việc xác lập hồ sơ ở các địa phương nói chung vẫn còn có trường hợp chưa thật chặt chẽ, cơ sở chưa thật vững chắc, thiếu chuẩn xác, chất lượng hồ sơ chưa bảo đảm, vẫn còn biểu hiện tập trung nhiều vào thủ tục hành chính, chưa coi trọng đúng mức đến việc đánh giá các yếu tố thể hiện trong hồ sơ.

Như vậy, thông qua đợt thí điểm giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng, một số kinh nghiệm rút ra bước đầu. Theo đó, với hồ sơ tồn đọng khá lâu, nhiều trường hợp tư liệu và nhân chứng lịch sử không đầy đủ hoặc không còn, có những hồ sơ khá phức tạp nên cần phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, xem xét thận trọng, tránh tình trạng chạy theo tiến độ, thiết lập hồ sơ, xét duyệt không chặt chẽ. Quá trình đó, phải bám sát các khâu, các bước theo đúng Kế hoạch do Cục Người có công ban hành; đặc biệt, hết sức coi trọng các bước ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn , đây là khâu hết sức quan trọng, đặc biệt  là phải thực hiện tốt khâu công khai, dân chủ, tạo được sự đồng thuận cao của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là các đồng chí Lão thành cách mạng, những người đã từng tham gia kháng chiến.

Phát huy những kết quả đạt được và những kinh nghiệm rút ra qua triển khai thí điểm việc xem xét đề nghị xác nhận người có công với cách mạng ở 5 tỉnh, thành phố và một số tỉnh khác trong thời gian qua, năm 2017 và thời gian sắp đến tiếp tục triển khai ở các địa phương còn lại theo hướng sau:

1. Việc xem xét, đề nghị xác nhận người có công với cách mạng phải được tiến hành khẩn trương, nhưng phải hết sức chặt chẽ, nghiêm túc, nêu cao trách nhiệm của các cấp, các ngành. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng làm giả hồ sơ, xử lý nghiêm minh và thích đáng mọi trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước để trục lợi cá nhân.

2. Các địa phương cần rà soát thật kỹ số lượng hồ sơ người có công tồn đọng, phân loại cụ thể từng loại đối tượng để từ đó xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp theo hướng dẫn của Cục Người có công.

3. Cấp uỷ, chính quyền các cấp ở các tỉnh, thành phố tổ chức sinh hoạt, quán triệt thật kỹ chủ trương, kế hoạch, quan điểm, phương pháp và đặc biệt là phải xác định thật rõ trách nhiệm của từng cấp, từng ngành cũng như của hội đồng xét duyệt chính sách cấp xã, huyện và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trong từng bước, từng khâu của quy trình xem xét, đề nghị xác nhận người có công với cách mạng.

4. Tiếp tục duy trì và phát huy đúng mức trách nhiệm của Tổ công tác Trung ương, giữ vững mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Tổ công tác với các địa phương.

]},\"$undefined\",\"$undefined\",true],\"initialHead\":[[\"$\",\"meta\",null,{\"name\":\"robots\",\"content\":\"noindex\"}],\"$L6\"],\"globalErrorComponent\":\"$7\",\"children\":[null,[\"$\",\"$L8\",null,{\"children\":[\"$\",\"html\",null,{\"lang\":\"vi\",\"children\":[\"$\",\"body\",null,{\"className\":\"__className_aaf875\",\"children\":[[\"$\",\"$L9\",null,{\"locale\":{\"locale\":\"vi\",\"Pagination\":{\"items_per_page\":\"/ trang\",\"jump_to\":\"Đến\",\"jump_to_confirm\":\"xác nhận\",\"page\":\"Trang\",\"prev_page\":\"Trang Trước\",\"next_page\":\"Trang Kế\",\"prev_5\":\"Về 5 Trang Trước\",\"next_5\":\"Đến 5 Trang Kế\",\"prev_3\":\"Về 3 Trang Trước\",\"next_3\":\"Đến 3 Trang Kế\",\"page_size\":\"kích thước trang\"},\"DatePicker\":{\"lang\":{\"placeholder\":\"Chọn thời điểm\",\"yearPlaceholder\":\"Chọn năm\",\"quarterPlaceholder\":\"Chọn quý\",\"monthPlaceholder\":\"Chọn tháng\",\"weekPlaceholder\":\"Chọn tuần\",\"rangePlaceholder\":[\"Ngày bắt đầu\",\"Ngày kết thúc\"],\"rangeYearPlaceholder\":[\"Năm bắt đầu\",\"Năm kết thúc\"],\"rangeQuarterPlaceholder\":[\"Quý bắt đầu\",\"Quý kết thúc\"],\"rangeMonthPlaceholder\":[\"Tháng bắt đầu\",\"Tháng kết thúc\"],\"rangeWeekPlaceholder\":[\"Tuần bắt đầu\",\"Tuần kết thúc\"],\"locale\":\"vi_VN\",\"today\":\"Hôm nay\",\"now\":\"Bây giờ\",\"backToToday\":\"Trở về hôm nay\",\"ok\":\"OK\",\"clear\":\"Xóa\",\"month\":\"Tháng\",\"year\":\"Năm\",\"timeSelect\":\"Chọn thời gian\",\"dateSelect\":\"Chọn ngày\",\"weekSelect\":\"Chọn tuần\",\"monthSelect\":\"Chọn tháng\",\"yearSelect\":\"Chọn năm\",\"decadeSelect\":\"Chọn thập kỷ\",\"yearFormat\":\"YYYY\",\"dateFormat\":\"D/M/YYYY\",\"dayFormat\":\"D\",\"dateTimeFormat\":\"D/M/YYYY HH:mm:ss\",\"monthBeforeYear\":true,\"previousMonth\":\"Tháng trước (PageUp)\",\"nextMonth\":\"Tháng sau (PageDown)\",\"previousYear\":\"Năm trước (Control + left)\",\"nextYear\":\"Năm sau (Control + right)\",\"previousDecade\":\"Thập kỷ trước\",\"nextDecade\":\"Thập kỷ sau\",\"previousCentury\":\"Thế kỷ trước\",\"nextCentury\":\"Thế kỷ sau\"},\"timePickerLocale\":{\"placeholder\":\"Chọn thời gian\",\"rangePlaceholder\":[\"Bắt đầu\",\"Kết thúc\"]}},\"TimePicker\":{\"placeholder\":\"Chọn thời gian\",\"rangePlaceholder\":\"$a\"},\"Calendar\":\"$b\",\"global\":{\"placeholder\":\"Vui lòng chọn\"},\"Table\":{\"filterTitle\":\"Bộ lọc\",\"filterConfirm\":\"Đồng ý\",\"filterReset\":\"Bỏ lọc\",\"filterEmptyText\":\"Không có bộ lọc\",\"filterCheckall\":\"Chọn tất cả\",\"filterSearchPlaceholder\":\"Tìm kiếm bộ lọc\",\"emptyText\":\"Trống\",\"selectAll\":\"Chọn tất cả\",\"selectInvert\":\"Chọn ngược lại\",\"selectNone\":\"Bỏ chọn tất cả\",\"selectionAll\":\"Chọn tất cả\",\"sortTitle\":\"Sắp xếp\",\"expand\":\"Mở rộng dòng\",\"collapse\":\"Thu gọn dòng\",\"triggerDesc\":\"Nhấp để sắp xếp giảm dần\",\"triggerAsc\":\"Nhấp để sắp xếp tăng dần\",\"cancelSort\":\"Nhấp để hủy sắp xếp\"},\"Tour\":{\"Next\":\"Tiếp\",\"Previous\":\"Trước\",\"Finish\":\"Hoàn thành\"},\"Modal\":{\"okText\":\"Đồng ý\",\"cancelText\":\"Hủy\",\"justOkText\":\"OK\"},\"Popconfirm\":{\"okText\":\"Đồng ý\",\"cancelText\":\"Hủy\"},\"Transfer\":{\"titles\":[\"\",\"\"],\"searchPlaceholder\":\"Tìm ở đây\",\"itemUnit\":\"mục\",\"itemsUnit\":\"mục\",\"remove\":\"Gỡ bỏ\",\"selectCurrent\":\"Chọn trang hiện tại\",\"removeCurrent\":\"Gỡ bỏ trang hiện tại\",\"selectAll\":\"Chọn tất cả\",\"removeAll\":\"Gỡ bỏ tất cả\",\"selectInvert\":\"Đảo ngược trang hiện tại\"},\"Upload\":{\"uploading\":\"Đang tải lên...\",\"removeFile\":\"Gỡ bỏ tập tin\",\"uploadError\":\"Lỗi tải lên\",\"previewFile\":\"Xem trước tập tin\",\"downloadFile\":\"Tải tập tin\"},\"Empty\":{\"description\":\"Trống\"},\"Icon\":{\"icon\":\"icon\"},\"Text\":{\"edit\":\"Chỉnh sửa\",\"copy\":\"Sao chép\",\"copied\":\"Đã sao chép\",\"expand\":\"Mở rộng\"},\"PageHeader\":{\"back\":\"Quay lại\"},\"Form\":{\"optional\":\"(Tùy chọn)\",\"defaultValidateMessages\":{\"default\":\"$${label} không đáp ứng điều kiện quy định\",\"required\":\"Hãy nhập thông tin cho trường ${label}\",\"enum\":\"$${label} phải có giá trị nằm trong tập [${enum}]\",\"whitespace\":\"$${label} không được chứa khoảng trắng\",\"date\":{\"format\":\"$${label} sai định dạng ngày tháng\",\"parse\":\"Không thể chuyển ${label} sang kiểu Ngày tháng\",\"invalid\":\"$${label} không phải giá trị Ngày tháng hợp lệ\"},\"types\":{\"string\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"method\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"array\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"object\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"number\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"date\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"boolean\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"integer\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"float\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"regexp\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"email\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"url\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"hex\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\"},\"string\":{\"len\":\"$${label} phải dài đúng ${len} ký tự\",\"min\":\"Độ dài tối thiểu trường ${label} là ${min} ký tự\",\"max\":\"Độ dài tối đa trường ${label} là ${max} ký tự\",\"range\":\"Độ dài trường ${label} phải từ ${min} đến ${max} ký tự\"},\"number\":{\"len\":\"$${label} phải bằng ${len}\",\"min\":\"$${label} phải lớn hơn hoặc bằng ${min}\",\"max\":\"$${label} phải nhỏ hơn hoặc bằng ${max}\",\"range\":\"$${label} phải nằm trong khoảng ${min}-${max}\"},\"array\":{\"len\":\"Mảng ${label} phải có ${len} phần tử \",\"min\":\"Mảng ${label} phải chứa tối thiểu ${min} phần tử \",\"max\":\"Mảng ${label} phải chứa tối đa ${max} phần tử \",\"range\":\"Mảng ${label} phải chứa từ ${min}-${max} phần tử\"},\"pattern\":{\"mismatch\":\"$${label} không thỏa mãn mẫu kiểm tra ${pattern}\"}}},\"Image\":{\"preview\":\"Xem trước\"},\"QRCode\":{\"expired\":\"Mã QR hết hạn\",\"refresh\":\"Làm mới\"}},\"children\":[\"$\",\"$L13\",null,{\"children\":[\"$\",\"div\",null,{\"className\":\"app-body\",\"children\":[[\"$\",\"$L14\",null,

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)