Theo
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lượng mưa ngày từ 19h
ngày 7/8 đến 19h ngày 8/8, trên cả nước có mưa, các tỉnh Bắc Trung Bộ và
Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến dưới 140mm.
Một số trạm có lượng mưa lớn hơn như: Hoài Đức (Hà Nội) là 161 mm; Cát
Khê (Hải Dương) là183 mm; Láng (Hà Nội) 171 mm; Đông Anh (Hà Nội) là 202
mm; Bắc Giang (Bắc Giang) là 187 mm; Km 46 (Sơn La) là 173 mm; TP Hà
Nội (Hà Nội) 207 mm...
Trong khi đó, lũ trên sông Hoàng Long, sông Thao và hệ thống sông Thái Bình tiếp tục lên ở mức báo động 2 và trên báo động 2.
Hồi
17h00’ ngày 8/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão (PCLB) Trung ương - Ủy
ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) đã có Công điện số 42/CĐ-TW gửi
Ban Chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải
Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Ninh Bình để chủ động ứng phó, giảm nhẹ
thiệt hại do mưa lũ gây ra.
 |
Tại Hà Nội, nhiều cây to đã bị đổ. (Ảnh: KS).
|
Tại
các địa phương, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh, thành phố: Lào Cai,
Cao Bằng, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Bắc
Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã có báo cáo công tác
triển khai đối phó với bão số 6.
Theo
báo cáo của các địa phương, tính đến hết ngày 8/8, mưa bão đã làm 5
người chết, mất tích và bị thương với hàng chục ngàn ha lúa, hoa màu,
nuôi trồng thủy sản; hàng nghìn ngôi nhà, nhiều đê kè ...bị thiệt hại
Cụ
thể, đã có 2 người chết (anh Phạm Thanh Sơn, sinh năm 1997 trú tại Ngô
Quyền, Hải Phòng, bị sóng cuốn trôi khi đi sát mép bờ kè khu vực du lịch
Đồ Sơn; ông Phàn Seo Ngán: sinh năm 1957, dân tộc Dao, huyện Bắc Hà,
tỉnh Lào Cai bị sét đánh); 1 người mất tích (ông Nguyễn Văn Tuấn sinh
năm 1961 ở TP Lào Cai do cứu người lội qua suối nên bị lũ cuốn trôi); 2
người bị thương (Phú Thọ 01 người, Thanh Hóa 01 người).
107
ngôi nhà bị đổ do mưa bão (Ninh Bình: 91 nhà; Phú Thọ: 2 nhà; Thanh
Hóa: 14 nhà); 927 nhà bị ngập, hư hại (Lào Cai: 5 nhà; Hà Tĩnh: 2 nhà;
Ninh Bình: 123 nhà; Phú Thọ: 48 nhà; Thanh Hóa: 753 nhà).
Về
nông nghiệp, diện tích lúa bị ngập, thiệt hại là 8.027 ha (Hà Tĩnh:
1.069 ha; Ninh Bình: 1.005 ha; Bắc Giang: 2.933 ha; Phú Thọ: 65 ha; Thái
Bình: 18 ha; Thanh Hóa: 2.937 ha); Diện tích hoa màu bị ngập, thiệt hại
là 4.188 ha (Hà Tĩnh: 536 ha; Ninh Bình: 27 ha; Phú Thọ: 4 ha; Thái
Bình: 150 ha; Thanh Hóa: 3.471 ha): Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày
bị ngập, thiệt hại là 6,7 ha (Lào Cai: 1,2 ha; Thanh Hóa: 5,5 ha);
43.625 cây các loại bị đổ tại Thanh Hóa.
Về thủy lợi, chiều dài kè bị sạt là 455m ( Nam Định: 170m; Thái Bình: 30m; Thanh Hóa: 255m).
Về thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập là 135 ha tại Thanh Hóa. Trong
khi đó, cột điện hạ thế bị đổ gãy là 289 cột (Lào Cai: 2 cột; Hà Tĩnh: 9
cột; Nam Định: 210 cột; Ninh Bình: 67 cột; Thái Bình: 3 cột).
Về
giao thông, đường giao thông bị sạt lở, hư hại là 134m (Lào Cai: 14m;
Hà Tĩnh: 120m); Khối lượng đất, đá, bê tông đường giao thông bị sạt lở
là 1.190 m3 (Lào Cai: 190 m3; Thanh Hóa: 1000 m3); một số tuyến đường ở
Thủ đô Hà Nội, tỉnh Nghệ An bị ngập cục bộ.../.
• Theo CPV