Cần phân cấp, giao quyền, quy định rõ trách nhiệm cho chính quyền địa phương

Ngày 2-8, Viện Nghiên cứu lập pháp đã tổ chức hội thảo hướng hoàn thiện mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của chính quyền địa phương phục vụ sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các đánh giá cho thấy, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính quyền địa phương đã được kiện toàn so với trước nhưng còn bất hợp lý. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) đã không làm thay đổi căn bản địa vị pháp lý của HĐND và UBND, cũng không đề cập rõ ràng vấn đề phân quyền theo chiều dọc trong mối quan hệ giữa TƯ và địa phương. Luật Tổ chức HĐND và UBND cũng chưa phân biệt mô hình tổ chức chính quyền địa phương theo đặc thù các vùng lãnh thổ khác nhau. Mối liên kết của HĐND và UBND chưa rõ ràng. Đặc biệt, quan hệ giữa chính quyền TƯ và chính quyền địa phương vẫn mang nặng cơ chế tuân thủ, xin cho hoặc cấp phát. Mô hình này bảo đảm được tính thống nhất cao độ nhưng không thực sự phát huy được tính sáng tạo, chủ động của địa phương.

Yêu cầu đặt ra trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992 lần này là cần phân cấp, giao quyền, quy định rõ trách nhiệm cho chính quyền địa phương trong nhiều lĩnh vực nhưng vẫn phải bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất của chính quyền TƯ. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát của TƯ và có giải pháp đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cấp chính quyền địa phương./.

Theo Hanoimoi

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)