Sự lôi cuốn của âm nhạc đờn ca tài tử

Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) đã được nhìn nhận qua các góc nhìn đa diện, chuyên sâu, đối chiếu so sánh trong 7 tham luận của 7 nhà nghiên cứu đến từ 7 quốc gia có nhiều năm nghiên cứu văn hoá, âm nhạc VN.


Đại biểu quốc tế dự hội thảo. Ảnh: Lê Thị Nữ Xinh

Điểm cốt yếu của nghệ thuật trình diễn nhạc tài tử là phong cách sáng tạo, ngẫu hứng trong biểu diễn. Đối với nhạc tài tử, tính “cố định” sẽ làm mất tính “tài tử”. Trong một cái nhìn mang tính so sánh, ông Yamaguti Osamu - GS danh dự tại ĐH Osaka (Nhật Bản) - phân tích: “Những loại hình trình diễn âm nhạc mang tính ngẫu hứng có thể gặp ở nhiều quốc gia khác nhau”...

GS Shenn Dae-cheol (Hàn Quốc) đã phát hiện ra sự “kỳ lạ” trong sự giống nhau về bối cảnh ra đời (cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20) giữa khúc Sanjo và dân ca Ariang của Hàn Quốc với ĐCTT - đó là, dù những loại hình âm nhạc này ra đời khi âm nhạc phương Tây ảnh hưởng mạnh mẽ, song, Sanjo, Ariang, ĐCTT vẫn giữ được phong cách truyền thống của mình. Theo ông Shenn Dae-cheol, nhạc cụ đệm cho ĐCTT rất độc đáo, linh hoạt. Ngoài ra, một nhạc cụ đệm cho ĐCTT rất riêng biệt và độc đáo được Việt Nam hoá từ đàn guitar của phương Tây là cây đàn guitar phím lõm. “Có thể nói, ĐCTT là một loại hình âm nhạc chứa đựng và hun đúc tinh thần của người miền Nam Việt Nam” - ông nói.

TS Panikos Giogoudes (CH Síp) tiếp cận ĐCTT dưới các góc độ: Về âm nhạc và ý nghĩa trong đời sống con người. GS Trần Quang Hải (TT Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp) thì nhìn âm nhạc ĐCTT dưới góc độ âm thanh học để thấy sự phong phú, đa dạng của loại hình âm nhạc này. Theo TS Joe Peter - GĐ tư vấn về công nghệ, dịch vụ của Sonic Asia Music (Singapore) - một trong những khía cạnh hấp dẫn nhất của dòng giai điệu nhạc tài tử là cách chúng dừng lại ở những nốt chính của gam, việc sử dụng rất hay khoá nhạc nhỏ (micro tonality). “Âm nhạc tài tử cần phải được bảo tồn, nghiên cứu giữa các nền văn hoá. Nó phải là một phần của nghiên cứu âm nhạc Châu Á” - TS Joe Peters nói.

Theo Laodong

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)