Tại đây, trong khoảng nửa giờ, vị
phó giám đốc này cùng hội đồng khoa học của bảo tàng duyệt hiện vật và cách
trưng bày lần cuối, chuẩn bị cho triển lãm bảo vật hoàng cung khai mạc ngày
9-10.

|
Mũ vàng của vua triều
Nguyễn, thế kỷ 19 |

|
Ấn triện |
“Ánh sáng trên trần nhà sẽ tối
hơn để khách hoàn toàn bị thu hút vào những hiện vật trưng bày” - một cán bộ bảo
tàng cho biết. Giữa căn phòng “trầm” hơn đó, bốn tủ hiện vật có kích thước tương
đương buồng điện thoại công cộng như những khối ngọc tỏa sáng giữa không gian
chừng 40m2. Từ trần tủ, tám chiếc đèn bé xíu chiếu xuống thứ ánh sáng trắng ấm
dịu lên bệ đỡ hiện vật giống chất liệu đá ngọc trắng đục. Tại dãy tủ ngang trưng
bày ấn, kiếm không ai có thể đếm nổi số đèn bé li ti trên một ống kim loại dài
chiếu vào hiện vật.
“Chúng tôi không sử dụng đèn bình
thường vì nhiệt độ có thể làm hỏng bảo vật. Bảo vật hoàng cung được chiếu sáng
bằng cáp quang. Còn kính tủ trưng bày có thể chịu được lực đập của các loại
búa...” - ông Hiền cho biết. Ánh mắt ông vẫn đắm đuối không rời những bảo vật
hoàng cung mà chính mình cùng đồng nghiệp đã gìn giữ, phục dựng bao lâu nay, nay
lần đầu tiên được ra mắt công chúng.
 |
Kiếm vàng chuôi ngọc -
Ảnh: H.Điệp |
Hai chiếc mũ vàng của vua triều
Nguyễn (thế kỷ 19) hứa hẹn sẽ thu hút công chúng do tư liệu trang phục của các
triều đại phong kiến vốn không nhiều. Một cán bộ bảo tàng cho biết số mũ này
được phục chế trong khuôn khổ một dự án phục chế mũ đã tiến hành từ hai năm
trước. Khi bắt đầu dự án, chiếc mũ đã hư hỏng trầm trọng, chỉ là một “búi” những
chi tiết bằng vàng gắn trên hình hài mũ đã mất hoàn toàn hình dáng.
Bảo vật hoàng cung nhìn chung gợi
sự ấm áp vì cách trang trí không quá rườm rà, cầu kỳ hay hoành tráng, kiểu cách.
Ngay cả những cuốn sách bằng vàng nặng tới hàng ký của nhà vua cũng được chạm
khắc khá “kiệm” tuy ở trình độ tinh xảo.
Khi TS Hiền kể bằng giọng trầm
lãng đãng về “đường tới Bảo tàng lịch sử” của chúng, người ta càng thấy chúng
thân thương, như thể chính mình cũng là người trong hoàng tộc. Đã có một câu
chuyện không chính thức về những bảo vật này, rằng thời gian kháng chiến chống
Pháp gian khổ, do tài chính khó khăn đã có ý kiến đề nghị bán những bảo vật này
đi để có thêm ngân sách nhưng Bác Hồ vẫn kiên quyết giữ lại. Những di sản ấy,
sau gập ghềnh đường đi kháng chiến, cũng đã trở về thủ đô.
Và làm sao có thể không rưng rưng
khi ngay trước không gian triển lãm có một đôn trà với con triện, giấy mực để ta
có thể đóng dấu trên giấy rồi đề rằng mình đã đến đây thưởng lãm những bảo vật
này. “Tôi nghĩ đấy là sự tương tác với di sản thật hiệu quả” - TS Hiền nói, tay
đóng con dấu mực đỏ lên tấm giấy trắng...
50 năm và 21 hiện vật
Bộ sưu tập hiện vật quý
giá này bao gồm những bảo vật liên quan đến đời sống của các vua, hoàng
hậu triều Nguyễn được bàn giao từ triều đình nhà Nguyễn cho đại diện
Chính phủ lâm thời năm 1945 và được Bảo tàng Lịch sử VN bảo quản cất giữ
bấy nay.
Năm 1961, lần đầu tiên
những hiện vật này được Bảo tàng Lịch sử tổ chức trưng bày tại thủ đô Hà
Nội, tuy nhiên chiếc ấn Hoàng hậu chi bảo của Nam Phương hoàng hậu đã bị
mất trộm trong lần trưng bày này. Bởi vậy toàn bộ số hiện vật quý hiếm
này được chuyển đến gửi tại kho bảo quản đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước
VN.
Sau bao năm nằm im lìm
trong kho bảo mật ấy, phải đến năm 2007 khi Bảo tàng Lịch sử VN xây dựng
được kho bảo quản đặc biệt, những bảo vật này mới được bàn giao lại. Tuy
nhiên, một số hiện vật bằng gỗ, ngà voi đã bắt đầu bị mủn và một số hiện
vật bằng kim loại: vàng, bạc... bị oxy hóa và xấu đi. Từ đó đến nay, gần
3.000 hiện vật này cũng chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu chứ chưa lần nào
được trưng bày cho công chúng cả nước chiêm ngưỡng.
Trong tổng số 2.874 hiện
vật mà Bảo tàng Lịch sử đang bảo quản, đợt trưng bày này mới chỉ giới
thiệu 21 hiện vật. Theo bảo tàng, sở dĩ có con số ít ỏi này vì đây là
những hiện vật hết sức đặc biệt và quý giá: mũ vàng, kiếm vàng, bảo ấn
truyền quốc... nên công tác bảo vệ hết sức nghiêm ngặt.
H.ĐIỆP
|