Chuyên mục
Từ khóa
  Gửi câu hỏi
Hiện nay có chế độ thưởng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng là người có công với cách mạng được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen không?.

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:45:43 SA

Trả lời:  Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng qui định 11 đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi, trong đó không qui định người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng này phải thực hiện theo pháp luật về Bảo hiểm y tế hiện hành.(trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Đề nghị xem xét điều chỉnh thời điểm được hưởng chế độ trợ cấp cho những người đã hưởng chế độ nhiễm độc màu da cam là từ khi ban hành Nghị định (hiện nay chỉ được hưởng sau khi đã xong thủ tục, còn thời gian trước đó không được hưởng dù trên thực tế đã bị nhiễm, trong khi đó việc triển khai rất chậm).

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:39:29 SA

Trả lời:  Theo quy định của Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ, người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp kể từ ngày có quyết định. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ xem xét, nghiên cứu sửa đổi khi trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 54 nói trên theo hướng quy định thời điểm hưởng chế độ cho người nhiễm chất độc màu da cam từ khi có kết quả giám định của Hội đồng Giám định y khoa (như thương binh và bệnh binh). (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Việc hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam hiện nay chỉ thực hiện cho các đối tượng là con em của cán bộ và đối tượng chính sách, còn con em của dân chưa được giải quyết, đề nghị Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét lại để có chủ trương hợp lý hơn.

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:37:16 SA

Trả lời:  Hiện nay, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005. Đối với nạn nhân chất độc hóa học và con đẻ của họ không thuộc đối tượng của Pháp lệnh Ưu đãi người có công. Nếu hoàn cảnh gia đình nghèo, đặc biệt khó khăn thì được hưởng chính sách trợ cấp bảo trợ xã hội. (trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Theo qui định hiện hành, tham gia công tác cách mạng 10 năm được hưởng Huân chương hạng III, được trợ cấp hàng tháng, dưới 10 năm chỉ được nhận Huy chương hạng nhất và trợ cấp 1 lần. Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung qui định trợ cấp theo tỷ lệ % trên số năm công tác nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tượng

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:34:51 SA

Trả lời:  Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ thì: Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến hoặc Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến hoặc Huy chương Chiến thắng được giải quyết trợ cấp một lần, mức trợ cấp căn cứ vào thời gian công tác thực tế, không phân biệt hình thức được khen thưởng là Huân chương hay Huy chương.(trích dẫn 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Việc qui định chế độ bệnh binh hiện nay thấp, bệnh binh loại 1,2 hoặc 3 cùng hưởng một chế độ, không phân biệt cấp bậc, thâm niên công tác; con của bệnh binh không được hưởng các chính sách như con thương binh. Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phù hợp.

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:31:31 SA

Trả lời:  Cơ sở để xác định mức trợ cấp đối với bệnh binh là tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật. Mức trợ cấp trên cân đối với mặt bằng chính sách chung (thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B) được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Vấn đề này qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Việc xác định mức trợ cấp đối với bệnh binh và các ưu đãi khác trên cơ sở tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật như qui định hiện hành về ưu đãi người có công là hợp lý, giải quyết được vấn đề mà cử tri đã quan tâm kiến nghị trong những năm trước đây về bất hợp lý giữa việc có cùng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật mà trợ cấp bệnh tật được hưởng lại khác nhau. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng qui định con của bệnh binh được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo như đối với con của thương binh. (trch dẫn cv 1176/LĐTBXH-VP ngày 15/4/2010)
Tôi tham gia chiến đấu tại chiến trường Bình Phước những năm 1971-1975. Sau khi phục viên, tôi đó lập gia đình và sinh được 3 người con, 2 người con đó chết do dị dạng dị tật, cũn người con thứ 3 thứ bình thường. Vậy tôi có được hưởng chế độ ưu đói người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học không?

Hỏi bởi: Người dân lúc 01/10/2010 10:20:32 SA

Trả lời:  Theo quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chớnh phủ thỡ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có con dị dạng, dị tật được xem xét, giải quyết chế độ ưu đói. Bộ Lao động- Thương binh và Xó hội đó ban hành Thụng tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 04 năm 2009 trên cơ sở Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin. Theo đó, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có các bất thường sinh sản như bị sẩy thai nhiều lần, đẻ non nhiều lần hoặc sinh con nhiều lần đều chết,… thuộc diện đối tượng được xem xét, giải quyết chế độ ưu đói nếu cú đủ cơ sở pháp lý để xác định.
Đề nghị sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và quy định về các loại bệnh và quy trình giám định người nhiễm độc da cam hợp lý, khoa học và có cơ sở pháp lý để kịp thời triển khai thực hiện, bảo về quyền lợi cho nhân dân.

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 10:20:00 SA

Trả lời:  Liên quan đến danh mục các loại bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin thuộc thẩm quyền của Bộ Y tếl quy trình thực hiện giám định người bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin thuộc thẩm quyền chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2009/TT-BLĐTBXH, hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2009/TT-BLĐTBXH. (trích dẫn cv 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Đề nghị quan tâm và cho đối tượng thương binh từ 21% đến 60% được hưởng tiền tuất khi từ trần.

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 10:13:56 SA

Trả lời:  Điều 3 Pháp lênh ưu đãi người có công quy định: các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. trong nhiều năm qua, chính sách ưu đãi người có công đã từng bước mở rộng đối tượng, nâng mức trợ cấp phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước. Vấn đề này Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan xem xét trình Chính phủ khi có điều kiện khi cho phép. (trích dẫn cv 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010).
Về quy định chế độ đối với thương binh, đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ theo hướng quy định cho phép thương binh có vết thương tái phát được giám định lại thương tật như Nghị định 28/CP trước đây. Bởi lẽ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ không quy định việc giám định lại thương tật cho thương binh có vết thương tái phát nên từ ngày Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ có hiệu lực (01/10/2006) nhiều trường hợp thương binh có vết thương tái phát phải phẫu thuật lẫy mảnh kim khí hoặc giải phẫu (có trường hợp cắt cụt chân), dẫn đến thương tật nặng hơn, sức khỏe suy giảm nhưng không được giám định lại để nâng tỷ lệ thương tật, thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng này.

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 10:09:19 SA

Trả lời:  Nghị định 54/2006/NĐ-CP được xây dựng trên nguyên tắc không giám định lại đối với những trường hợp đã được kết luận tỷ lệ thương tật vĩnh viễn. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có những trường hợp tái phát vết thương, ví dụ như vết thương vào sọ não, vết thương vẫn còn mảnh kim khí trong cơ thể....Vì vậy, để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản số 2141/LĐTBXH ngày 19/6/2009 hướng dẫn cụ thể vấn đề này. Theo đó, những thương binh thực sự có vết thương tát phát đặc biệt, ví dụ vết thương vào tay, chân và các bộ phận khác, nay tái phát dẫn đến phải cắt bỏ một phần cơ thể, được xem xét giới thiệu đi giám định lại thương tật (trích dẫn cv số 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Hiện nay nhiều người có công với cách mnagj (được tặng Huân huy chương kháng chiến)hưởng theo 2 hình thức: trợ cấp 1 lần và trợ cấp hàng tháng.Đề nghị xem xét, giải quyết nếu người nhận trợ cấp 1 lần xin chuyển sang nhận trợ cấp hàng tháng được không?

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 10:03:55 SA

Trả lời:  Theo quy định tại Điều 33 Pháp lệnh ưu dãi người có công với cách mạng và Điều 29 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ thì người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huân chương kháng chiến được hưởng trợ cấp hàng tháng; người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Huy chương kháng chiến được hưởng trợ cấp một lần. Việc quy định mức trợ cấp được căn cứ vào mức độ cộng hiến đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời phải đảm bảo tương quan với các chế độ trợ cấp ưu đãi người có công khác, đảm bảo nguyên tắc công bằng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy, đối tượng nào thì hưởng trợ cấp đó, không thể cuyển trợ cấp 1 lần sang trợ cấp hàng tháng. (trích dẫn cv 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Đề nghị điều chỉnh mức trợ cấp người bị ảnh hưởng chất độc màu da cam theo mức độ nặng nhe và cho tất cả các đối tượng tham gia kháng chiến có ảnh hưởng chất độc hóa học được khám, tái khám để xác định tỷ lệ nhiễm chất độc hóa học nhất là các đối tượng kháng chiến nằm trong vùng Mỹ rải chất độc hóa học, để đảm bảo không bỏ lọt đối tượng hưởng chính sách này.

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 9:55:47 SA

Trả lời:  Ngay từ khi ban hành chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (Quyết định số 26/2000/QĐ-TTg) thì đối tượng này đã được hưởng theo 2 mức nặng, nhẹ khác nhau: trường hợp không còn khả năng lao động thì được hưởng mức cao, trường hợp suy giảm khả năng lao động thì được hưởng mức thấp hơn. Kế thừa nội dung đó, Nghị định 54/2006/NĐ-CP hiện nay cũng quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hưởng trợ cấp theo 2 mức: suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hưởng mức cao và từ 80% trở xuống hưởng mức thấp. Về đề nghị tất cả các đối tượng tham gia kháng chiến có ảnh hưởng chất độc hóa học được khám, tái khám để xác định tỷ lệ nhiễm chất độc hóa học nhất là các đối tượng kháng chiến nằm trong vùng Mỹ rải chất độc hóa học. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định tất cả những trường hợp đã tham gia kháng chiến trong vùng bị Mỹ rải chất độc hóa học đều có quyền đi khám tại các cơ sở y tế có thẩm quyền để xác định mình có bị hậu quả của chất độc hóa học hay không, hậu quả của chất độc hóa học hiện nay căn cứ trên danh mục 17 bệnh, tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học/dioxin ban hành theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Sau khi có hồ sơ y tế và các giấy tờ đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư 08/2009/TT-BLĐTBXH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa giám định sức khỏe để làm căn cứ quyết định mức trợ cấp. (trích dẫn cv 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Đối với thân nhân liệt sĩ người có công với cách mạng đã già yêu, không có người chăm sóc, Nhà nước cần tạo điều kiện hỗ trợ (đưa vào các Trung tâm bảo trợ xã hội...); nghiên cứu điều chỉnh lại mức trợ cấp cho con thương binh theo quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ vì mức 250.000 đồng/tháng như hiện nay là không còn phù hợp với biến động thị trường.

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 9:24:48 SA

Trả lời:  Đối với thân nhân liệt sĩ, người có công đã già yêu, không nơi nương tựa, sống cô đơn nếu có nguyện vọng thì được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm nuôi dưỡng của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Nghị định số 54/2006/NĐ-CP không quy định mức trợ cấp đối với người có công với cách mạng. Các mực trợ cấp hiện nay được quy định tại Nghị định số 35/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 (về ưu đãi giáo dục). Đối với con thương binh có nhiều loại trợ cấp như: trợ cấp tuất hàng tháng, tuất nuôi dưỡng hàng thàng, trợ cấp ưu đãi giáo dục, tuy nhiên không có mức 250.000 đồng/tháng mà chỉ có trợ cấp 01 lần 250.000 đồng/năm học đối với con thương binh đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông (để mua đồ dùng, sách vở học tập...)Mức trợ cấp này cũng sẽ được điều chỉnh nâng lên khi điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công nói chung.(trích dẫn cv 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Đề nghị Nhà nước có chính sách đối với thân nhân của những người tham gia kháng chiến từ năm 1945 trở về trước nhưng đã chết để hỗ trợ chi phí thờ cúng, nhang khói cho đối tượng này.

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 9:08:34 SA

Trả lời:  Đối với người tham gia kháng chiến trước 19/8/1945 Nghị định số 89/2008/NĐ-CP ngày 13/8/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy đinh: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 chết khi đang hưởng trợ cấp ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng phí và trợ cấp 1 lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp mà người hoạt động cách mạng hưởng trước khi chết. Trường hợp người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 50 triệu đồng (Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 ). Nếu không có vợ hoặc chồng thì người đang thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp 10 triệu đồng. (trích dẫn cv 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Hiện nay thân nhân nhiều liệt sỹ chưa tìm thấy mộ nên chưa thể thực hiện cấp kinh phí làm mộ liệt sĩ. Vậy đề nghị xem xét chính sách, chế độ hợp lý để giải quyết những trường hợp này, tạo sự công bằng và động viên liệt sĩ.

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 8:53:21 SA

Trả lời:  Về công tác mộ, nghĩa trang Nhà nước đang thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí cho thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ, kinh phí di cuyển hài cốt liệt sỹ và kinh phí xây mộ đối với các trường hợp đã tìm thấy hài cốt liệt sỹ. Vì vậy, khi chưa tìm thấy hài cốt liệt sỹ thì chưa có cơ sở để hỗ trợ khoản kinh phí này. Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ đã giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan xây dựng đề án "tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin" nhằm đẩy nhanh tốc độ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. (trích dẫn CV 3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Chế độ chính sách cho quân nhân bị ảnh hưởng chất độc màu da cam chưa thực sự công bằng so với thương, bệnh binh, do thương binh có nhiều mức hỗ trợ còn nạn nhân chất độc da cam chỉ có một mức hưởng và thấp hơn mức của thương binh trong khi đó có chất độc màu da cam ảnh hưởng đến thế hệ sau. Đồng thời hiện nay một số quân nhân đang được hưởng chính sách bị cắt do phải yêu cầu hoàn thiện lại hồ sơ là không thể thực hiện trên thực tế. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét.

Hỏi bởi: người dân lúc 01/10/2010 8:47:12 SA

Trả lời:  Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học hưởng trợ cấp theo 2 mức như hiện nay đã được tính toán đảm bảo tương quan với các chế độ trợ cấp ưu đãi khác, cụ thể như sau:- Nếu so sánh mức trợ cấp bình quân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng ở mức 2 (có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%)với mức trợ cấp trung bình của thương binh và bệnh binh dưới 81%, cho thấy, mức trợ cấp bình quân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng ở mức 2 (có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 81%)là 1.277.000 đồng/tháng, trong khi đó mức trợ cấp bình quân của thương binh dưới 81% theo Nghị định 35/2010/NĐ-CP là 1.201.000 đ/tháng và trợ cấp bình quân của bệnh binh dưới 81% là 1.139.000 đ/tháng;- Mặt khác, nếu thương binh phải suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 21% trở lên, bệnh binh suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 41% trở lê mới được hưởng trợ cấp hàng tháng (theo Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2005 và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP thì phải từ 61% trở lên mới được trợ cấp) thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học chỉ cần suy giảm khả năng lao động đã được hưởng trợ cấp hàng tháng. Do đó không có cơ sở để nói rằng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm độc hóa học hưởng trợ cấp theo 2 mức là thiệt thòi so với mức trợ cấp của thương binh, bệnh binh.Việc rà soát để hoàn thiện hồ sơ thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn áp dụng đối với trường hợp trước đây hưởng trợ cấp theo Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg ngày 05/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ để chuyển sang hưởng chế độ theo Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006. Trường hợp đủ điều kiện theo tiêu chí rà soát thì người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ được chuyển sang mức trợ cấp tương ứng theo Nghị đnhj 54; đối với trường hợp rà soát lại thủ tục hồ sơ nếu không đủ điều kiện để tiếp tục hưởng thì dừng mức độ trợ cấp. Đến thời điểm hiện nay, việc rà soát hồ sơ đã được Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các địa phương hoàn thành và không còn tình trạng tạm dừng chi trả chế độ trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.(trích dẫn CV số3285/LĐTBXH-VP ngày 22/9/2010)
Trang 15 trong 17Đầu tiên    Trước   8  9  10  11  12  13  14  [15]  16  17  Tiếp   Cuối    

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)

]},\"$undefined\",\"$undefined\",true],\"initialHead\":[[\"$\",\"meta\",null,{\"name\":\"robots\",\"content\":\"noindex\"}],\"$L6\"],\"globalErrorComponent\":\"$7\",\"children\":[null,[\"$\",\"$L8\",null,{\"children\":[\"$\",\"html\",null,{\"lang\":\"vi\",\"children\":[\"$\",\"body\",null,{\"className\":\"__className_aaf875\",\"children\":[[\"$\",\"$L9\",null,{\"locale\":{\"locale\":\"vi\",\"Pagination\":{\"items_per_page\":\"/ trang\",\"jump_to\":\"Đến\",\"jump_to_confirm\":\"xác nhận\",\"page\":\"Trang\",\"prev_page\":\"Trang Trước\",\"next_page\":\"Trang Kế\",\"prev_5\":\"Về 5 Trang Trước\",\"next_5\":\"Đến 5 Trang Kế\",\"prev_3\":\"Về 3 Trang Trước\",\"next_3\":\"Đến 3 Trang Kế\",\"page_size\":\"kích thước trang\"},\"DatePicker\":{\"lang\":{\"placeholder\":\"Chọn thời điểm\",\"yearPlaceholder\":\"Chọn năm\",\"quarterPlaceholder\":\"Chọn quý\",\"monthPlaceholder\":\"Chọn tháng\",\"weekPlaceholder\":\"Chọn tuần\",\"rangePlaceholder\":[\"Ngày bắt đầu\",\"Ngày kết thúc\"],\"rangeYearPlaceholder\":[\"Năm bắt đầu\",\"Năm kết thúc\"],\"rangeQuarterPlaceholder\":[\"Quý bắt đầu\",\"Quý kết thúc\"],\"rangeMonthPlaceholder\":[\"Tháng bắt đầu\",\"Tháng kết thúc\"],\"rangeWeekPlaceholder\":[\"Tuần bắt đầu\",\"Tuần kết thúc\"],\"locale\":\"vi_VN\",\"today\":\"Hôm nay\",\"now\":\"Bây giờ\",\"backToToday\":\"Trở về hôm nay\",\"ok\":\"OK\",\"clear\":\"Xóa\",\"month\":\"Tháng\",\"year\":\"Năm\",\"timeSelect\":\"Chọn thời gian\",\"dateSelect\":\"Chọn ngày\",\"weekSelect\":\"Chọn tuần\",\"monthSelect\":\"Chọn tháng\",\"yearSelect\":\"Chọn năm\",\"decadeSelect\":\"Chọn thập kỷ\",\"yearFormat\":\"YYYY\",\"dateFormat\":\"D/M/YYYY\",\"dayFormat\":\"D\",\"dateTimeFormat\":\"D/M/YYYY HH:mm:ss\",\"monthBeforeYear\":true,\"previousMonth\":\"Tháng trước (PageUp)\",\"nextMonth\":\"Tháng sau (PageDown)\",\"previousYear\":\"Năm trước (Control + left)\",\"nextYear\":\"Năm sau (Control + right)\",\"previousDecade\":\"Thập kỷ trước\",\"nextDecade\":\"Thập kỷ sau\",\"previousCentury\":\"Thế kỷ trước\",\"nextCentury\":\"Thế kỷ sau\"},\"timePickerLocale\":{\"placeholder\":\"Chọn thời gian\",\"rangePlaceholder\":[\"Bắt đầu\",\"Kết thúc\"]}},\"TimePicker\":{\"placeholder\":\"Chọn thời gian\",\"rangePlaceholder\":\"$a\"},\"Calendar\":\"$b\",\"global\":{\"placeholder\":\"Vui lòng chọn\"},\"Table\":{\"filterTitle\":\"Bộ lọc\",\"filterConfirm\":\"Đồng ý\",\"filterReset\":\"Bỏ lọc\",\"filterEmptyText\":\"Không có bộ lọc\",\"filterCheckall\":\"Chọn tất cả\",\"filterSearchPlaceholder\":\"Tìm kiếm bộ lọc\",\"emptyText\":\"Trống\",\"selectAll\":\"Chọn tất cả\",\"selectInvert\":\"Chọn ngược lại\",\"selectNone\":\"Bỏ chọn tất cả\",\"selectionAll\":\"Chọn tất cả\",\"sortTitle\":\"Sắp xếp\",\"expand\":\"Mở rộng dòng\",\"collapse\":\"Thu gọn dòng\",\"triggerDesc\":\"Nhấp để sắp xếp giảm dần\",\"triggerAsc\":\"Nhấp để sắp xếp tăng dần\",\"cancelSort\":\"Nhấp để hủy sắp xếp\"},\"Tour\":{\"Next\":\"Tiếp\",\"Previous\":\"Trước\",\"Finish\":\"Hoàn thành\"},\"Modal\":{\"okText\":\"Đồng ý\",\"cancelText\":\"Hủy\",\"justOkText\":\"OK\"},\"Popconfirm\":{\"okText\":\"Đồng ý\",\"cancelText\":\"Hủy\"},\"Transfer\":{\"titles\":[\"\",\"\"],\"searchPlaceholder\":\"Tìm ở đây\",\"itemUnit\":\"mục\",\"itemsUnit\":\"mục\",\"remove\":\"Gỡ bỏ\",\"selectCurrent\":\"Chọn trang hiện tại\",\"removeCurrent\":\"Gỡ bỏ trang hiện tại\",\"selectAll\":\"Chọn tất cả\",\"removeAll\":\"Gỡ bỏ tất cả\",\"selectInvert\":\"Đảo ngược trang hiện tại\"},\"Upload\":{\"uploading\":\"Đang tải lên...\",\"removeFile\":\"Gỡ bỏ tập tin\",\"uploadError\":\"Lỗi tải lên\",\"previewFile\":\"Xem trước tập tin\",\"downloadFile\":\"Tải tập tin\"},\"Empty\":{\"description\":\"Trống\"},\"Icon\":{\"icon\":\"icon\"},\"Text\":{\"edit\":\"Chỉnh sửa\",\"copy\":\"Sao chép\",\"copied\":\"Đã sao chép\",\"expand\":\"Mở rộng\"},\"Form\":{\"optional\":\"(Tùy chọn)\",\"defaultValidateMessages\":{\"default\":\"$${label} không đáp ứng điều kiện quy định\",\"required\":\"Hãy nhập thông tin cho trường ${label}\",\"enum\":\"$${label} phải có giá trị nằm trong tập [${enum}]\",\"whitespace\":\"$${label} không được chứa khoảng trắng\",\"date\":{\"format\":\"$${label} sai định dạng ngày tháng\",\"parse\":\"Không thể chuyển ${label} sang kiểu Ngày tháng\",\"invalid\":\"$${label} không phải giá trị Ngày tháng hợp lệ\"},\"types\":{\"string\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"method\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"array\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"object\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"number\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"date\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"boolean\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"integer\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"float\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"regexp\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"email\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"url\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\",\"hex\":\"$${label} không phải kiểu ${type} hợp lệ\"},\"string\":{\"len\":\"$${label} phải dài đúng ${len} ký tự\",\"min\":\"Độ dài tối thiểu trường ${label} là ${min} ký tự\",\"max\":\"Độ dài tối đa trường ${label} là ${max} ký tự\",\"range\":\"Độ dài trường ${label} phải từ ${min} đến ${max} ký tự\"},\"number\":{\"len\":\"$${label} phải bằng ${len}\",\"min\":\"$${label} phải lớn hơn hoặc bằng ${min}\",\"max\":\"$${label} phải nhỏ hơn hoặc bằng ${max}\",\"range\":\"$${label} phải nằm trong khoảng ${min}-${max}\"},\"array\":{\"len\":\"Mảng ${label} phải có ${len} phần tử \",\"min\":\"Mảng ${label} phải chứa tối thiểu ${min} phần tử \",\"max\":\"Mảng ${label} phải chứa tối đa ${max} phần tử \",\"range\":\"Mảng ${label} phải chứa từ ${min}-${max} phần tử\"},\"pattern\":{\"mismatch\":\"$${label} không thỏa mãn mẫu kiểm tra ${pattern}\"}}},\"Image\":{\"preview\":\"Xem trước\"},\"QRCode\":{\"expired\":\"Mã QR hết hạn\",\"refresh\":\"Làm mới\"}},\"children\":[\"$\",\"$L13\",null,{\"children\":[\"$\",\"div\",null,{\"className\":\"app-body\",\"children\":[[\"$\",\"$L14\",null,