Chuyên mục
Từ khóa
  Gửi câu hỏi
Tôi có chú ruột là Liệt sỹ Trần Tuấn Khanh - Đơn vị: C16/E141/F312. Hy sinh trong trận đánh Mèo Lai. An táng ban đầu Tại hang Pa Chay - Xiêng Khoảng - Lào(Tọa độ 338 - 2165 - Tôi đã trực tiếp gặp Ban chính sách Sư 312 để xin trích lục và sơ đồ an táng ban đầu). Tôi đã đi tìm kiếm, và được Đại tá Hồ Trọng Bình trưởng đoàn qui tập liệt sỹ Nghệ An thì được Đại tá chỉ cho tôi là đã qui tập hài cốt chú tôi về lô B1- nghĩa trang Việt - Lào( Anh Sơn - Nghệ An)song bị mất danh tính. Ngày 19/6/2013 Tôi cùng cô tôi là em Liệt sỹ đến Nghĩa trang thăm viếng liệt sỹ. Như vậy Gia đình tôi có thuộc đối tượng được đi thăm viếng Liệt sỹ theo pháp lệnh Người có công hay không? Nếu đúng đối tượng thì gia đình tôi có được hưởng chế độ thăm viếng liệt sỹ theo pháp lệnh Người có công hay không?

Hỏi bởi: Trần Hồng Thúy lúc 26/07/2013 8:32:25 SA

Trả lời:  
Tôi có Em trai là Liệt sĩ Nguyễn văn Long, Hi sinh 18-01-1978, tại Hà Tiên Kiên giang. Em tôi sinh tại Hà Nội , Năm 1958. Quê Thôn Quan Xuyên, xã Thành Công, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Nơi ở và nhập ngũ (10-1976) Khu tập thể Xí nghiệp May 10, Gia Lâm, Hà Nội. Sau khi hi sinh nghe đơn vị kể lại là được an táng tại nghĩa trang xã Ba Chúc, huyện Bẩy Núi, Tỉnh An Giang, sau đó nghĩa trang đã quy tập về các nơi, nên hiện nay không tìm được. Nguyện vọng của gia đình là có một ngôi mộ như một ngôi nhà cho Liệt sĩ tại quê hương, để sau này con cháu có nơi thắp hương và tưởng nhớ đến cha, Ông người đã hi sinh cho Tổ Quốc, và cũng ấm lòng liệt sĩ vì các cháu vẫn nhứ tới Ông, người đã hi sinh vì Tổ Quôc. Tôi đã làm đơn gửi UBND xã Thành công nhưng được trả lời là không được vì không đi bộ đội ở quê. Nay được trả lời là phải chuyển chế độ liệt sĩ về tỉnh Hưng Yên thì mới đươc. Trong khi đó Bố, Mẹ tôi ( cán bộ 40 và 60 năm tuổi Đảng ) đã mất, hiện nay chỉ còn chế độ hương khói gio

Hỏi bởi: Nguyễn vă Luận lúc 25/07/2013 5:18:39 CH

Trả lời:  Theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/5/2009: "Không xây mộ không có hài cốt (mộ vọng, mộ tượng trưng....) trong nghĩa trang liệt sĩ". Việc gia đình ông xây mộ vọng trong nghĩa trang nhân dân không thuộc phạm vi quản lý của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Đề nghị ông liên hệ với chính quyền địa phương để được xem xét và trả lời theo thẩm quyền./.
Tôi có một câu hỏi xin trân trọng đề nghị cục người có công xem xét giúp đỡ: Hiện nay Bác tôi đang thờ cúng 2 liệt sỹ, theo Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì Bác tôi được hưởng chế độ thờ cúng là 500.000 đ/năm hay 1.000.000 đ/năm? Trân trọng đề nghị cục người có công sớm xem xét và trả lời giúp để bác tôi được hưởng chế độ theo đúng quy định./.

Hỏi bởi: Vũ Đức Lợi lúc 25/07/2013 4:29:03 CH

Trả lời:  Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điêu của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định "liệt sĩ không còn hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp 500.000 đồng". Trường hợp bác của công nếu hiện thờ cúng 02 liệt sĩ theo quy định được hưởng mức trợ cấp liệt sĩ 1.000.000 đồng/năm.
me toi duoc huong che do thuong binh 4/4 voi muc tro cap la 748000d/thang. co cong voi cach mang 653000d/thang. me toi la nguoi hoat dong cach mang bi dich bat tu day. vay me toi co duoc huong che do tro cap nguoi hoat dong bi dich bat tu day nua hay khong

Hỏi bởi: nguyen thanh son lúc 19/07/2013 9:20:25 SA

Trả lời:  Trường hợp của mẹ ông nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân thì được giải quyết thêm chế độ tù đày hàng tháng./.
em co bố là thương binh hạng 4/4, tỉ lệ thương tật 21%. hiện nay em đang học ngày quản trị kinh doanh, chương trình cử nhân Quốc tế của Viện đào tạo quốc tế, trường đại học kinh tế quốc dân. Vậy em có được hưởng chế độ ưu đãi học sinh sinh viên không

Hỏi bởi: hữu kiên lúc 19/07/2013 9:09:53 SA

Trả lời:  Căn cứ tiết a, điểm 2, Mục I Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ đã quy định rõ phạm vi áp dụng: “… học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi theo học hệ chính qui tập trung có khóa học từ 1 năm trở lên tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú; học liên tục lên trình độ đào tạo cao hơn gồm: trung cấp lên cao đẳng; cao đẳng lên đại học”. Không áp dụng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với học sinh, sinh viên đang học ở nước ngoài và học sinh, sinh viên học liên kết có yếu tố nước ngoài.
Đến thời điểm hiện tại con thương binh trên 20% theo học các lớp học tập trung của ngành công an (có hưởng sinh hoạt phí) thì có được hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo hay không (hưởng trợ cấp một lần để mua sách, vở, dụng cụ học tập theo thông tư số 16/2006 ngày 20/11/2006. Và người học ở ngàng công an (có hưởng sinh hoạt phí) nộp hồ sơ trễ có được truy lĩnh trợ cấp một lần mua sách vở và đồ dùng học tập cho những năm đã học hay không?

Hỏi bởi: Lê Hoàng Minh lúc 19/07/2013 9:08:19 SA

Trả lời:  Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ thì học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học thì không áp dụng chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.
Tôi là Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ trước tháng 9/2012, số tiền mỗi tháng là: 1.840.000 đồng (tỷ lệ 35%). Nhưng qua nghiên cứu Pháp lệnh 04 và nghị định 31 thì: 1. Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh số 4 ưu đãi người có công: a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận trước ngày 01 tháng 9 năm 2012, hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tiếp tục hưởng chế độ hiện hưởng. Người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ cho đến ngày 31 tháng 12năm 2012 và được chuyển sang hưởng trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 (trường hợp của tôi sẽ hưởng mức 2.819.000 đồng). 2. Nhưng theo quy định tại khoản 6 Điều 42 (Nghị định 31 ngày 9/4/2013) Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học “Người hoạt động kháng chiến bị

Hỏi bởi: Đặng Văn Tài lúc 15/07/2013 3:04:14 CH

Trả lời:  Tại Điểm a Khoản 2 Điều 26 Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 01 tháng 09 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: "Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% và từ 81% trở lên". Tại Điểm c Khoản 6 Điều 42 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/7/2013 quy định người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng chế độ trước ngày 01/9/2012 như sau: "Nếu đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81% và trong biên bản giám định y khoa đã xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động thì chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo các mức quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 1 Điều này từ ngày 01/01/2013". Như vậy theo quy định trên thì không có sự mâu thuẫn giữa Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 và Nghị định số 31/2013/NĐ-CP. Trường hợp của ông đã được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và đang hưởng trợ cấp hàng tháng trước ngày 01/9/2012, Biên bản giám định y khoa kết luận ông suy giảm khả năng do bệnh tật 35% thì ông sẽ được chuyển hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40%: mức trợ cấp bằng 0,76 lần mức chuẩn.
Kính thưa quý cục :Đối tượng con bệnh binh 61%thuộc diện trợ cấp ưu đãi hàng tháng nhưng chưa được được cấp sổ ưu đãi do học TTGDTX. đến năm 2010 đối tượng thi và trúng tuyển vào trường Cao đẳng vinatex khóa 2010-2013. đến tháng 7 năm 2012 đối tượng mới làm thủ tục đề nghị cấp sổ và đã được cấp sổ ưu đãi giáo dục vào tháng 12 năm 2012. Như vậy đối tượng có được Truy lĩnh số tiền ưu đãi giáo dục của năm học 2010-2011 hay không. Xin các bác nghiên cứu trả lời sớm để chúng em có hướng giải quyết. Xin cám ơn

Hỏi bởi: tran van mong lúc 15/07/2013 2:36:25 CH

Trả lời:  Theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công thì con của bệnh binh suy giảm khả năng là động do bệnh tật 61% theo học ở các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân sẽ được hưởng ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Trường hợp con của bệnh binh trên sẽ được truy lĩnh và hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo từ năm học đầu tiên tại trường Cao đẳng Vinatex
Tôi muốn thay đổi dữ liệu (tên đệm, tuổi) trên thẻ thương binh cho phù hợp với chứng minh nhân dân và hồ sơ công chức (dữ liệu trên hồ sơ công chức đã thay đổi theo NĐ 158/2005-CP) thì có thay đổi được không? nếu được thì gặp trực tiếp cơ quan nào, cấp nào?

Hỏi bởi: Chu Văn Du lúc 15/07/2013 2:19:39 CH

Trả lời:  Giấy chứng nhận thương binh (gọi là thẻ thương binh) do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang thực hiện chi trả chế độ ưu đãi cấp và nội dung thông tin ghi trên thẻ thương binh được ghi đúng theo thông tin trong hồ sơ thương binh.Đề nghị ông liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An để được hướng dẫn về thủ tục đính chính thông tin cá nhân trong hồ sơ thương binh theo thẩm quyền./.
cháu là con bệnh binh, đang theo học tại "HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ" PHÒNG lđtbxh nơi cháu thường trú trả lời không thực hiện trợ cấp UDDGD theo Thông tư 16 vì lý do cháu học tại cơ sở "Học viện" chứ không phải "TRƯỜNG" như các từ ngữ quy định theo thông tư 16 (TRƯỜNG ĐẠI HỌC....TRUNG CẤP, PTDTNT)không có quy định "học viện" .Vậy cách giải quyết của Phòng LĐTBXH thị xã Hương Trà Thừa thiên Huế là đúng không? hiện cháu đang theo học năm thứ 3 Học viện âm nhạc huế..rất mong Quý Cục NCC trả lời sớm cho cháu được rỏ với

Hỏi bởi: hoàng anh nam lúc 09/07/2013 1:13:14 CH

Trả lời:  Nếu anh là con bệnh binh đang theo học tại Học viện âm nhạc Huế thì được ưu đãi trong giáo dục. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hường Trà trả lời chưa thỏa đáng đề nghị anh liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
Kính chào quý anh, chị, chú bác đang công tác tại Bộ lao động & thương binh xã hội Họ và tên: Võ Danh Thìn là con của Ông Võ Danh Thân Đội 2 thôn Hòa Luật Nam, xã Cam Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Bố tôi là chiến sĩ đoàn 104 (Binh đoàn 2 Giỏi Quảng Bình)tham gia kháng chiến từ những năm 1969 đến khi hoàn toàn giải phóng Miền Nam Thống nhất đất nước Ông từng tham gia vào nhiều chiến trường ác liệt tại tỉnh quảng Trị, chiến trường Hạ Lào, chiến trường đường Chính khe sanh vv.. trong khu vực bị Đế Quốc Mỹ rãi chất độc Màu da cam. Với thành tích được công nhận Huân chương nước bạn lào trao tặng, huynh chương hạng nhất do chính phủ VN tặng, Huy hiệu Trường Sơn sau khi thống nhất bố tôi vẫn phục vụ trong ngành đến năm 1990 thì về theo diện mất sức. Vậy tôi xin hỏi như bố tôi có được hưởng chế độ cho ngời tham gia kháng chiến trong vùng bị chất độc màu gia cam hay không nếu có thì thủ tục làm như thế nào. Vì lúc trước (năm 2005)ở quê tôi(Cam Thủy, Lệ Thủy,Quảng Bình) có làm chế độ h

Hỏi bởi: VÕ DANH THÌN lúc 09/07/2013 1:12:02 CH

Trả lời:  Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp sau đây: 1. Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên 2. Vô sinh 3. Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định. Hồ sơ, thủ tục xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân./.
Kính gửi Cục Người có công Tôi có một thắc mắc cần giải đáp, Thưa quý cục tôi hiện đang hưởng chế độ thương binh,và đã được cấp kỹ niệm chương chiến sĩ bị địch bắt tù, đày. cho tôi hỏi hiện nay nhà nước có ban hành pháp lệnh 04/2012/PL UBTVQH quy định chế độ người bị địch bắt tù, đày được hưởng chế độ hằng tháng, vạy trường hợp của tôi có thuộc diện được hưởng chế độ đó không và thủ tục, hồ sơ hưởng như thế nào. xin cảm ơn

Hỏi bởi: Nguyễn Thanh lúc 09/07/2013 1:10:41 CH

Trả lời:  Trường hợp của ông nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân thì được giải quyết thêm chế độ tù đày hàng tháng./.
Tôi có người chú họ đang hưởng thương binh hạng 1/4 tỷ lệ mất sức lao động do thương tật là 81 % đồng thời hưởng bệnh binh 2/3 có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động là 61%. Theo tôi được biết thì bệnh binh được tính tỷ lệ suy giảm khả năng lao động còn thương binh thì tính theo tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật. Vì vậy tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cùng được đánh giá trên một cơ thể thì suy giảm khả năng lao động do thương tật sẽ thấp hơn tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (tính hưởng bệnh binh). Do đó trường hợp của Chú tôi có được một trong 02 trường hợp sau hay không: 1./ Điều chỉnh tỷ lệ mất sức lao động (trên hồ sơ bệnh binh cho phù hợp với hồ sơ thương tật). Có nghĩa rằng căn cứ vào hồ sơ thương tật để điều chỉnh tỷ lệ ở hồ sơ bệnh tật . 2./ Giám định lại để kết luận tỷ lệ mất sức lao động (ở hồ sơ bệnh binh)có tỷ lệ cao hơn tỷ lệ thương tật (hồ sơ thương tật). Ít nhiều trong trường hợp này có tính bất hợp lý . Rất mong nhận được câu trả lời . Xin chân thành cảm

Hỏi bởi: Nguyễn Đức Liên lúc 22/03/2013 8:43:23 SA

Trả lời:  Vấn đề ông hỏi thuộc trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng giám định y khoa. Đề nghị ông trao đổi với Hội đồng giám định y khoa Trung ương để được trả lời theo thẩm quyền./.
Cha tôi là Dương Văn Linh, Mất ngày 23-6-1995 đến ngày 29-12-2001 được công nhận là cán bộ "Tiền khởi nghĩa" . Mẹ tôi mất năm 1998. Ngày 30-7-2002 gia đình tôi nhân được số tiền 300000,0đ (Ba trăm nghìn đồng)Từ sổ lập phiếu trợ cấp "Tiền khởi nghĩa" mang tên cha Tôi là Dương Văn Linh, ngoài ra không nhận thêm bất cứ một khoản trợ cấp ưu đãi nào. Xin hỏi: Thân nhân (Con) có được nhận khoản tiền trợ cấp một lần theo nghị quyếtsố 51/2001/QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khóa X hay không ? Xin được trả lời nhanh vào email của tôi và trả lời trên Đài tiếng nói Việt Nam . Xin chân thành cám ơn !

Hỏi bởi: Dương Văn Hùng lúc 22/03/2013 8:40:46 SA

Trả lời:  Trong câu hỏi ông không nêu rõ trợ cấp một lần theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 bổ sung là trợ cấp gì? đối với đối tượng nào? Vì Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 là Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 trong Nghị quyết này không đề cập đến chế độ trợ cấp nào./.
Bà Nguyễn Thị Tâm; cư ngụ tại KP3, Phú Thủy, Phan Thiết, Bình Thuận được cấp 1.Giấy chứng nhận Thương binh số 70741 ngày 29 tháng 07 năm 1998 thương binh loại I; Hạng thương tật (29%). 2. Số trợ cấp mất sức lao động: số 391732 do Sở Thương binh và Xã hội Bình Thuận cấp ngày 01.06.1998. Bà Nguyễn Thị Tâm nghỉ mất sức từ ngày 01/6/1983 theo Nghị quyết số 16-HĐBT ngày 08/02/1982 của Hội đồng Bộ trưởng, được miễn giám định tỷ lệ mất sức lao động và được hưởng trợ cấp mất sức lao động. Đồng thời, Bà là thương binh với tỷ lệ thương tật 29% theo biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh ngày 30/11/1995. Vậy Bà Tâm có được hưởng đồng thời 02 chế độ; vừa hưởng phụ cấp mất sức và trợ cấp thương tật không.

Hỏi bởi: Nguyễn Vĩnh Phúc lúc 20/02/2013 1:50:01 CH

Trả lời:  Thông tư số 02/TBXH ngày 22/2/1982 của Bộ Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 16-HĐBT ngày 8/2/1982 của Hội đồng Bộ trưởng quy định: “Những trường hợp về hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động được miễn ra Hội đồng Giám định y khoa thì quyết định cho nghỉ việc cần ghi căn cứ Nghị quyết 16 ngày 08/02/1982 của Hội đồng Bộ trưởng để khỏi nhầm lẫn với những trường hợp khác”. Do vậy, trường hợp của bà Tâm về nghỉ hưởng chế độ mất sức lao động theo quy định nêu trên thì được giải quyết đồng thời cả hai chế độ mất sức lao động và chế độ thương binh như đối với những trường hợp đã khám tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và suy giảm khả năng lao động do bệnh tật./.
Trang 5 trong 17Đầu tiên    Trước   1  2  3  4  [5]  6  7  8  9  10  Tiếp   Cuối    

© Bản quyền 2015 Bộ LĐ-TB & XH - Cục Người có công

Địa chỉ: 139 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

Tel: (04) 3734 2414 - Fax: (04) 3734 24145

E-mail: info@nguoicocong.gov.vn - Website: www.nguoicocong.gov.vn

Phòng thông tin Liệt Sĩ: (04) 3734 9765

Hỗ trợ kỹ thuật Tel: (04) 379 315 98 (máy lẻ 103) - (04) 3562 6000 (chọn máy lẻ 1425)